Tag

Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh ý thức tự giác của người dân

Môi trường 12/11/2020 08:00
aa
TTTĐ - Bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường là tiêu chí quan trọng, yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành tiêu chí môi trường, nhưng để có môi trường sạch, đẹp, an toàn, bảo đảm cho phát triển bền vững cần phải phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ thể của người dân.
Người dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tham gia làm đẹp cảnh quan môi trường
Người dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tham gia làm đẹp cảnh quan môi trường

Hướng tới mục tiêu bền vững

Xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với bảo vệ môi trường không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp giúp các địa phương hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì vậy, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện các giải pháp giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, cải tạo cảnh quan môi trường đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp.

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (Tiêu chí số 17 ) là một trong những nội dung quan trong trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Làm thế nào để nâng cao chất lượng của tiêu chí này đang là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến tháng 4/2020, cả nước có 6.297 xã (70,8%) đạt Tiêu chí số 17, tăng 64,2% so với năm 2010. Thành công lớn nhất từ việc triển khai thực hiện Tiêu chí số 17 là nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường (BVMT) ngày càng nâng cao, nhiều địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành chuyên biệt và huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT.

Đáng chú ý, công tác quản lý chất thải rắn (CTR) tại nông thôn đã chuyển biến tích cực. Theo đó, có 59/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn; đã có 42/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có một số địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh; có 16/63 tỉnh, thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy xử lý CTR nông thôn quy mô liên huyện và cấp tỉnh. Công tác thu gom chất thải được đẩy mạnh, hầu hết các thôn, xã đã hình thành đội thu gom chất thải sinh hoạt. Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom tăng đáng kể qua từng năm, từ 44,1% năm 2011 lên 63,5% hiện nay, thậm chí có nhiều địa phương cấp huyện, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đã đạt đến trên 90%.

Công tác quản lý nguồn thải được củng cố và tăng cường. Hệ sinh thái đặc thù nông thôn được khôi phục, cải thiện, nâng cao chất lượng, mang lại các giá trị kinh tế và tinh thần không nhỏ cho người dân nông thôn.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động triển khai thực hiện các nội dung của Tiêu chí số 17 thời gian qua vẫn còn những bất cập. Cụ thể, đối với cấp xã, một số chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường vẫn mang tính tương đối, định tính, chưa cụ thể về khối lượng dẫn đến việc khó xác định, đánh giá.

Nhiều chỉ tiêu có sự giao thoa giữa chức năng, nhiệm vụ của các ngành như: Chỉ tiêu về nước sạch, an toàn thực phẩm, nước thải, CTR…. Vì vậy, tại địa phương, trong phân công thực hiện triển khai có sự chồng chéo, dẫn đến nhiều tỉnh giao trách nhiệm thực hiện không phù hợp với chức năng quản lý nhà nước, phân công không thống nhất giữa các ngành từ trung ương tới địa phương.

So với nhiều tiêu chí khác khi triển khai thực hiện, Tiêu chí số 17 không đòi hỏi phải đầu tư lớn, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, ý thức, trách nhiệm của chính quyền và người dân. Bài học từ nhiều địa phương cho thấy, nếu chỉ cần dừng lại (sau thời điểm công nhận) mà không tiếp tục quan tâm, triển khai thực hiện, các kết quả đạt được sẽ tụt hậu rất nhanh...

Có nhiều nguyên nhân khiến các địa phương không tiếp tục thực hiện, trong đó thiếu nguồn vốn đầu tư, hoặc đầu tư không hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu.

Tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thời gian qua đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để tăng cường chỉ đạo có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Có thể kể đến các hoạt động như: phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh, lắp đặt panô, khẩu hiệu, tổ chức thực hiện các mô hình như: “Trồng hoa thay thế cỏ dại ven đường”, “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng”, “Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu”... Đến nay, 10/10 xã của huyện Mỹ Xuyên đã đạt tiêu chí môi trường.

Các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và đạt nhiều kết quả tích cực. Tại thị xã Ngã Năm, công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tập trung được thực hiện thường xuyên. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã đạt 100%. Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường được quan tâm chỉnh trang, phát động các phong trào vận động người dân chỉnh trang nhà ở, làm hàng rào, trồng cây xanh, hoa kiểng dọc các tuyến đường.

Tại nhiều nơi, ý thức về môi trường của người dân đã có những bước chuyển biến đáng kể, nhiều hộ dân đã xem việc vệ sinh đường sá, trồng cây, trồng hoa, cải tạo cảnh quan môi trường... là việc cần làm với sự tự nguyện và tinh thần trách nhiệm cao.

Bà Nguyễn Thị Hải, ở xã Long Bình (TX. Ngã Năm) cho biết: “Tham gia xây dựng nông thôn mới, tôi và bà con trong xã đã ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nông thôn, chúng tôi tham gia trồng cây xanh, hoa kiểng để góp phần cho vùng quê mình ngày càng xanh - sạch - đẹp”.

Nâng cao điều kiện sống cho người dân

Thời gian qua, toàn tỉnh Quảng Bình đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa khoảng 120 hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng công suất thiết kế 42.743 m3/ngày-đêm, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 408.742 người; khôi phục 25 công trình cấp nước nông thôn tập trung bị hư hỏng, xuống cấp; hỗ trợ đấu nối hàng chục km ống nước sinh hoạt tới các hộ dân vùng khó khăn... góp phần đảm bảo vệ sinh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế và điều kiện sống của người dân.

Các công trình cấp nước nông thôn tập trung bị hư hỏng, xuống cấp đã được các ngành chức năng khôi phục, hoạt động trở lại, đảm bảo công suất thiết kế, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày càng cao của người dân. Đến nay, 180.405/195.180 hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 92,43%; 66.911/195.180 hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, chiếm tỷ lệ 34,28%.

Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải bình quân chung của cả tỉnh đạt khoảng 77,4%, trong đó: Thành phố Đồng Hới 94,2%; huyện Lệ Thủy 81,8%; huyện Quảng Ninh 75%; huyện Bố Trạch 67,7%; thị xã Ba Đồn 82%; huyện Quảng Trạch 72,7%; huyện Tuyên Hóa 67,5% và huyện Minh Hóa 59,3%.

Các sở, ngành, địa phương hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn, nhiều mô hình ở các huyện Quảng Trạch, Lệ Thủy, Bố Trạch… đã bước đầu hoạt động hiệu quả với 3 - 5 thùng chứa rác ở vị trí gần các tuyến đường nội đồng và ở những đoạn mương, kênh trên đồng ruộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thu gom.

Đặc biệt, UBND tỉnh phát động phong trào toàn dân thu gom rác thải và phong trào chống rác thải nhựa được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh từ tháng 8/2019... Những hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả bảo vệ môi trường của toàn dân nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

Tất cả những hoạt động trên đã phát huy vai trò của người dân tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong khu dân cư; xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước cam kết bảo vệ môi trường; vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; khuyến khích phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; tổ chức phát động các phong trào chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khuôn viên gia đình và xây dựng các công trình vệ sinh kiên cố, đạt chuẩn.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão Môi trường

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngành TT&TT năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Xem thêm