Tag

Cuộc giải cứu “vô tiền khoáng hậu”

Nông thôn mới 03/05/2017 11:11
aa
TTTĐ.VN - Hẳn nhiều người đã rất ngạc nhiên, một vài người còn hoài nghi khi ngay trước ngày nghỉ lễ, một công văn kêu gọi người dân cả nước “giải cứu” lợn đã được phát ra từ Bộ trưởng Bộ NN-PTNT bởi lần đầu tiên có một cuộc “giải cứu” trong ngành thực phẩm và lần đầu tiên có một công văn giải cứu cấp bộ, dưới sự đồng ý của Thủ tướng. Trong một nền kinh tế thị trường, việc chính phủ phải kêu gọi “giải cứu” nông sản cho nông dân là việc cực chẳng đã nhưng trong trường hợp với công văn “giải cứu” lợn cho thấy rất nhiều điểm đáng mừng trong đó: Bộ NN-PTNT đã thật sự lo lắng cho người dân và họ đã tìm mọi hướng để đồng hành cùng người chăn nuôi trong cơn bĩ cực.

Cuộc giải cứu “vô tiền khoáng hậu”

Cuộc giải cứu đặc biệt

Trước nghỉ lễ, ngày 28/4, Bộ trưởng bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có công văn hỏa tốc với nội dung kêu gọi các Bộ ngành, địa phương, thủ trưởng cơ quan các đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội cùng tuyên truyền, chỉ đạo và tổ chức triển khai bằng các việc làm cụ thể, hỗ trợ người chăn nuôi lợn.

Cuộc giải cứu “vô tiền khoáng hậu”
Việc kêu gọi “giải cứu” nông sản cho nông dân là giải pháp đồng hành cùng người chăn nuôi trong cơn bĩ cực... Ảnh minh họa.

Theo Công văn hỏa tốc của Bộ NN-PTNT, được sự thống nhất của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT xin phát động chương trình chung tay chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi bằng những việc làm cụ thể như: giảm giá các nguyên liệu đầu vào cho người chăn nuôi; hỗ trợ tín dụng cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến, cấp đông dự trữ các sản phẩm trong nước; người dân tăng cường ăn thịt heo nhiều hơn, thay đổi thói quen ăn thịt nóng, tăng cường ăn thịt đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Công văn cũng nêu rõ Bộ NN-PTNT sẽ tiếp nhận các thông tin, kế hoạch cụ thể của mọi tổ chức, cá nhân và kết nối để các đối tác liên quan triển khai thuận lợi, hiệu quả chương.

Cùng với công văn này, ngay chiều 28/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đã có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… để tìm giải pháp chung tay hỗ trợ ngành chăn nuôi. Ngay trong buổi làm việc này, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành cho biết trước mắt, trong quý 2, ngành công an sẽ phấn đấu tiêu thụ lượng thịt tương tương đương với bên quân đội, khoảng hàng chục ngàn tấn/tháng, coi chỉ tiêu tiêu thụ thịt heo là một trong những chỉ tiêu thi đua của các đơn vị. Tương tự, ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Trung ương đoàn, thông tin Hội Doanh nghiệp trẻ hứa sẽ tiêu thụ 60 tấn thịt heo/ngày cho người chăn nuôi. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cũng cam kết sẽ kêu gọi 17 triệu đoàn viên công đoàn, cán bộ và công nhân, viên chức cả nước chia sẻ với người chăn nuôi heo.

Hưởng ứng công văn của Bộ NN-PTT, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã đề nghị các doanh nghiệp hội viên là doanh nghiệp có kinh doanh, chế biến thực phẩm chủ động, tăng cường thu mua, tổ chức giết mổ cấp đông thịt lợn, dự trữ cho các tháng sắp tới; ưu tiên tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước, triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá đối với các sản phẩm thịt lợn trên toàn quốc để tăng sức mua trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước có tiềm năng.

Cùng với đó, ngành ngân hàng cũng lập tức vào cuộc. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vừa tung ra gói vay 500 tỷ đồng, lãi suất thấp hơn 2% so với thị trường dành cho các đối tượng nông dân, nhà máy chế biến thịt lợn đông lạnh khi vay vốn trong thời hạn một năm.

Có thể thấy, cuộc “giải cứu” đặc biệt, lần đầu tiên trong ngành thực phẩm và lần đầu tiên có một công văn kêu gọi giải cứu từ cấp bộ, dưới sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ đã lập tức phát huy tác dụng. Tính đến ngày 30/4, giá lợn tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc đã bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt đội ngũ thương lái bắt đầu đổ xô đi mua khiến người nuôi lợn thêm vui hơn. Đặc biệt, tại một số nơi, người nuôi lợn cho biết, đã đóng lợn để chuyển đi xuất sang Trung Quốc, giá lợn vì thế đã tăng trở lại từ 1.000 đến trên dưới 3.000 đồng/kg. Hiện giá lớn trong nước đang tiếp tục rục rịch nhích lên.

Anh Nguyễn Minh Giám, chủ trại lợn ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức cho hay: “Tôi rất cảm ơn Chính phủ, nhất là Bộ NNPTNT đã có lời kêu gọi và hành động giải cứu lợn cho nông dân chúng tôi. Từ sự quan tâm đó đến giờ, giá lợn đã tăng thêm chút, nông dân chúng tôi vui hơn rồi…”.

Lo lắng cho dân!

Là một người gắn bó sâu sắc với người nông dân, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đánh giá cao những nỗ lực của Bộ NN-PTNT trong việc “giải cứu” lợn cho bà con thời gian qua. Theo chuyên gia này, trong một nền kinh tế thị trường mà nông sản cứ liên tục phải đợi người dân “giải cứu” thì dù đã tạo ra hình ảnh xúc động, thơm thảo về tình đồng bào nhưng vẫn còn đó là sự quặn đau về cung cách làm ăn nông nghiệp chưa chuyên nghiệp, cần phải thay đổi. Tuy nhiên, trong lần kêu gọi “giải cứu” này của Bộ NN-PTNT, ông Hoàng Trọng Thủy nói rằng “phải ghi nhận nỗ lực của họ và sự lo lắng cho dân của họ”.

“Bộ NN-PTNT cũng đã tìm mọi hướng rồi. Họ đã đứng ra thương thảo tìm đường xuất khẩu lợn cho người dân. Vậy mà giá lợn vẫn thấp thế này thì họ không có cách nào khác là phải kêu gọi người dân chung tay giải cứu lợn cho bà con. Họ còn kêu gọi cả công an, bộ đội vào cuộc, tôi cho đó là một động thái rất tích cực. Không coi “giải cứu” là phương cách đáng khuyến khích trong một nền kinh tế thị trường nhưng lần này thì tôi đánh giá họ đã thật sự lo lắng cho người nông dân và quyết đồng hành với người nông dân” – chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nói.

Ông phân tích thêm, kêu gọi “giải cứu lợn khó lắm”, không giống “giải cứu” cân gừng, quả dưa như mấy năm nay thị trường đã làm. Lần đầu tiên có một cuộc giải cứu trong ngành thực phẩm. Biết là kêu gọi người dân ăn nhiều thịt lợn nhiều hơn để giải cứu cho người chăn nuôi là việc rất khó khăn, thậm chí có gì đó “kỳ quặc” bởi thịt lợn không phải là thứ có thể “ăn cố” được, nhưng hiểu đó là giải pháp “chữa cháy” duy nhất trong tình huống mà ngành chăn nuôi có nguy cơ tổn thất nặng nề, bộ NN-PTNT đã “dũng cảm” ra công văn kêu gọi toàn dân giải cứu lợn. Không những thế, Bộ Nông nghiệp còn có những bước đi cụ thể, hiệu quả. Họ đã kêu gọi đến từng đối tượng cụ thể đó là doanh nghiệp, bộ đội, công an và đều nhận được sự ủng hộ của các lực lượng này.

Không khuyến khích các cơ quan quản lý Nhà nước kêu gọi “giải cứu” nông sản bởi đó là một sự thất bại của ngành nông nghiệp và sự thất bại của thị trường nhưng những gì mà Bộ NN-PTNT vừa làm để cứu người chăn nuôi qua cơn bĩ cực là rất đáng hoan nghênh, rất đáng ghi nhận ở góc độ họ đã rất lo lắng cho người dân và quyết đồng hành cùng bà con trong lúc khó khăn. Họ đang thực hiện tốt vai trò của mình.

Tuy nhiên, ngay sau cuộc giải cứu này, ông Hoàng Trọng Thủy cho rằng Nhà nước, ngành nông nghiệp cần thực thi những chính sách cụ thể để người nông dân không còn phải cậy nhờ đến bất cứ một cuộc giải cứu nào nữa. Cụ thể, ông đề xuất Nhà nước cần tăng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn “đảm bảo 5 năm sau, cao gấp 2 lần 5 năm trước”. Thứ hai là Nhà nước cần ban hành luật sao cho cho các hiệp hội ngành hàng nông nghiệp của nông dân ra đời, cùng liên kết sản xuất, kinh doanh cho sát với tín hiệu thị trường. Tiếp đến, là Bộ NN&PTNN, Bộ Công Thương cần ngồi bàn chung về quy hoạch vùng nguyên liệu hàng hóa nông sản, cơ cấu và phân bổ nhà máy, xí nghiệp chế biến sâu gắn với thế mạnh vùng miền; dự báo, thông tin thị trường kịp thời để nông dân liên kết, lựa chọn hình thức, quy mô sản xuất theo hướng chất lượng cao, sản lượng vừa và đủ. Hội Nông dân Việt Nam cần trở thành một phần của nhà tư vấn thông qua việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ hội và kết nối thành hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương.


Tin liên quan

Đọc thêm

Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 Nông thôn mới

Đưa 4 huyện về đích Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

TTTĐ - Hiện có 4 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức và Thanh Trì) đã hoàn thành hồ sơ và đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ sẽ về đích huyện Nông thôn mới nâng cao trong năm nay. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến giao Sở NN&PTNT hoàn thiện các hồ sơ của 4 huyện này để báo cáo Trung ương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển Nông thôn mới

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 1/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024.
Khơi dậy sức trẻ khiến “đất cằn nở hoa” Nông thôn mới

Khơi dậy sức trẻ khiến “đất cằn nở hoa”

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Hưởng ứng các phong trào sức trẻ xây dựng Nông thôn mới, các đoàn viên, thanh niên Thủ đô đã xung kích đi đầu, triển khai thực hiện nhiều công trình, phần việc thiết thực.
Vai trò, ứng dụng của Calcium, Nitrate, Boron trong sản xuất nông nghiệp Instant Article (Facebook)

Vai trò, ứng dụng của Calcium, Nitrate, Boron trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trong sản xuất nông nghiệp, để sử dụng phân bón hiệu quả, nhà nông cần hiểu, nắm bắt và biết cách sử dụng từng hàm lượng phân bón, đặc biệt các hàm lượng như Calcium, Nitrate, Boron... để giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Phân bón Cà Mau tiếp tục tìm ra khách hàng trúng xe sang Instant Article (Facebook)

Phân bón Cà Mau tiếp tục tìm ra khách hàng trúng xe sang

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã tổ chức trao tặng giải thưởng đặc biệt chương trình “Đón mùa vàng - Rước xe sang” ô tô Mercedes Benz GLC200 4MATIC cho anh Nguyễn Thanh Trà - đại lý Tài Trà, tỉnh Đắk Lắk. Anh Trà là khách hàng thứ 2 may mắn trúng giải.
Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua Hội Báo toàn quốc 2024 Nông thôn mới

Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 không chỉ quy tụ đông đảo đơn vị báo chí mà còn có sự tham gia đặc biệt của các gian hàng đặc sản vùng miền đến từ 50 tỉnh, thành; mở rộng thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, những sản phẩm OCOP trên khắp cả nước thông qua sự hỗ trợ truyền thông của các cơ quan báo chí.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 11/3, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức buổi gặp mặt báo chí giới thiệu những điểm mới của Bộ tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Xem thêm