Tag

Đoạt giải Nhất "Lục bát Tết", chàng trai khoa Văn nhận 8.000.000 đồng

Văn hóa 19/02/2017 15:38
aa
TTTĐ.VN- Vượt qua gần 1.000 bài thơ, giải Nhất trị giá 8.000.000 đồng đã thuộc về tác giả Nguyễn Trần Khải Duy với chum thơ Tết ghé sân thiền, Vừa câu chữ đủ gieo vần Chạp Giêng và Tiềm thức Quy Nhơn. Tác giả Nguyễn Trần Khải Duy hiện là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn học, khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh.

Đoạt giải Nhất

Buổi tổng kết và trao giải cuộc thi “Lục bát Tết” vừa được diễn ra vào chiều 18/02/2017 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài Ban Giám khảo, gồm: nhà thơ Nguyễn Thái Dương, nhà thơ Cao Xuân Sơn, nhà văn Trần Nhã Thụy; buổi tổng kết và trao giải còn có sự tham dự của nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà thơ Phan Hoàng, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cùng đông đảo bạn đọc yêu thơ cũng tới dự.



Đoạt giải Nhất



Cuộc thi thơ “Lục bát Tết” lần đầu tiền được Saigon Books tổ chức, diễn ra từ ngày 20/01/2017 - 03/02/2017. Chỉ trong thời gian 2 tuần, lại diễn ra vào những ngày giáp Tết Đinh Dậu (2017), khi người người hối hả về quê đón Tết; vậy nhưng số lượng bài thơ mà Ban Tổ chức nhận được lên đến gần 1.000 bài thơ, từ các tác giả trong và ngoài nước, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư gửi về. Tác giả lớn tuổi nhất 86 tuổi, nhỏ tuổi nhất là nữ sinh sinh năm 2000, đang học THPT ở Hà Nội. Một số tác giả ở nước ngoài như Đài Loan, Liên bang Nga, Mỹ, Ý, CHLB Đức… ngay sau khi tin về cuộc thi cũng gửi bài về tham dự.

Từ gần 1.000 bài thơ, Ban Tổ chức đã tiến hành đọc, thẩm định và chọn ra 446 bài thơ vào Sơ khảo, được thiết kế kèm hình ảnh nghệ thuật và đăng lên website và Fanpage của Saigon Books: https://www.facebook.com/saigonbooks/, nhận được nhiều bình luận tán thưởng và ủng hộ của độc giả. Từ 446 bài thơ này, Ban Tổ chức tiếp tục chọn ra 158 tác phẩm của 50 tác giả vào vòng Chung khảo. Những tác phẩm vào vòng Chung khảo ngay lập tức được chuyển đến Ban Giám khảo, gồm: nhà thơ Nguyễn Thái Dương, nhà thơ Cao Xuân Sơn và nhà văn Trần Nhã Thụy, chấm điểm độc lập.

Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, được xem là thể thơ quốc hồn quốc túy của dân tộc, với sức sống lâu bền và phát triển liên tục cùng dòng chảy của lịch sử, mặc biến thiên thời cuộc, mặc dâu bể đời người. Nhờ có lục bát mà hàng vạn câu dân ca, ca dao, tục ngữ của cha ông từ thuở khẩn hoang mở cõi đến thời văn minh công nghệ được truyền từ đời này sang đời khác, tồn tại cho tới hôm nay và mãi mãi về sau.


Đoạt giải Nhất



Có mặt trong buổi tổng kết và trao giải “Lục bát Tết”, trong phần giao lưu về sức sống của lục bát. Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ: “Lục bát trước hết nó phải là thơ cái đã, nhưng nó không phải là vè, tức là có hồn, có tâm, có tình và chữ nghĩa được chọn lọc, tinh túy, chứ không thể tùy tiện. Thứ nhất là hồn, là tình; sau đó là ngôn ngữ. Bởi vì nếu không có ngôn ngữ, không theo luật ngôn ngữ thì không thành thơ lục bát được”.

Nói về chuyện hiệp vần ở thơ lục bát, nhà thơ Nguyễn Duy cho biết: “Không thể thế nào mà trăm phần trăm đúng vần. Các bạn đọc lại những vĩ nhân của thơ lục bát như Nguyễn Du, Nguyễn Bính thì cũng đều có trật trẹo những cái đó. Nhưng đó đều là tiểu tiết thôi. Cơ bản là vẫn phải theo một niêm luật vần - điệu - nhịp của thơ lục bát”.

Nhà thơ Cao Xuân Sơn - một trong ba Giám khảo chia sẻ cảm nhận về cuộc thi: “Đọc các tác phẩm dự thi gặp toàn các cao thủ tham gia, tôi liều mình mới dám nhận lời làm Giám khảo, lẽ ra việc này phải là những bậc thường thừa về lục bát như nhà thơ Nguyễn Duy. Tôi có mấy cảm nhận như thế này: Ngạc nhiên vì số lượng bài nhiều; Vui mừng vì chất lượng bài; Nể phục về tài năng và tâm tình của các tác giả. Điều quan trọng là qua cuộc thi “Lục bát Tết” lần này đã khơi được mạch ngầm trong tâm tình người Việt”.

Theo thể lệ được thông báo từ trước, cuộc thi có 9 giải, trong đó có 5 giải Khuyến khích. Tuy nhiên, sau khi tổng kết, có nhiều tác phẩm xứng đáng được trao giải nên Ban Tổ chức quyết định nâng lên thành 11 giải thưởng với 7 giải Khuyến khích. Bên cạnh hiện kim, tất cả các tác giả đoạt giải đều được nhận một chiếc xe đạp Martin 107 do nhà thơ Lâm Xuân Thi tài trợ. Một số tác giả đoạt giải từ các tỉnh thành đã gần như có mặt đầy đủ ở Sài Gòn để dự giải, dù với số tiền thưởng ít ỏi chưa chắc đủ thanh toán tiền vé máy bay. Như tác giả Nguyễn Hải Lý cùng gia đình đã bay từ Đà Nẵng vào; tác giả Thái Bình đã đón xe đò từ Phan Thiết vào; tác giả Nguyễn Giang San đón xe đò từ Đồng Tháp lên.


Đoạt giải Nhất



Sau phần giao lưu với các nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Nguyễn Phong Việt; Ban Tổ chức đã công bố kết quả cuộc thi “Lục bát Tết”. Theo đó, giải Nhất trị giá 8.000.000 đồng thuộc về tác giả Nguyễn Trần Khải Duy. Tác giả Nguyễn Trần Khải Duy hiện là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn học, khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh. Giải Nhì trị giá 5.000.000 đồng thuộc về tác giả Lê Hòn Khói. Hai giải Ba trị giá 3.000.000 đồng được trao cho hai tác giả: Thái Bình và Nguyễn Hải Lý. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao thêm 7 giải Khuyến khích.


Đoạt giải Nhất



Cuộc thi “Lục bát Tết” đã kết thúc nhưng dư âm của cuộc thi thì vẫn còn đọng mãi bởi những điều bất ngờ và thú vị được “hé lộ” trong buổi công bố và trao giải, như tác giả Thái Bình (Phan Thiết) chính là con của cố thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn. Tác giả Thái Bình, tên thật là Nguyễn Thái Bình, là dân IT nhưng làm thơ... từ nhỏ mà không gửi bất kỳ đâu, cho tới khi có cuộc thi Lục bát Tết anh mới dám “xuất đầu lộ diện”. Bất ngờ nữa là tác giả đoạt giải nhì Lê Hòn Khói chính là một bút danh khác của nhà thơ Lê Quốc Sinh (Quốc Sinh) một tác giả đang sinh sống tại Khánh Hòa, cùng thời với Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Bá Thọ, Vương Huy, Đàm Hà Phú, Nguyễn Hữu Huy Nhựt... Thêm một bất ngờ nữa là Nguyễn Trần Khải Duy - tác giả nhỏ tuổi nhất trong số các tác giả đạt giải, chính là con trai của nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng và nhà văn Trần Thị Huyền Trang.

Tin liên quan

Đọc thêm

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam Giải trí

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam

TTTĐ - Hoa hậu Nông Thúy Hằng sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn và đồng hành với đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế 2024.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiều 6/5/2024, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện). Triển lãm sẽ mở cửa tự do đón khách tham quan từ 7/5/2024 - 12/5/2024.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” Văn học

Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”

TTTĐ - “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Cuốn sách được NXB Trẻ gửi đến bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ Văn học

Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.
Xem thêm