Tag

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị tổng kết thí điểm tự chủ đại học

Giáo dục 20/10/2017 22:17
aa
TTTĐ.VN - Ngày 20/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị tổng kết thí điểm tự chủ đại học

Lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc thực hiện tự chủ đại học (ĐH) ở Việt Nam dù có tính tới đặc thù thì về cơ bản vẫn theo xu thế, quy luật phát triển của thế giới.

Về những khó khăn trong thực hiện tự chủ ĐH, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề nhận thức, trong đó có nhiều điểm liên quan đến lợi ích, trách nhiệm. Thực trạng đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH đặt ra yêu cầu phải thay đổi.

“Đây không còn là lúc bàn có cần tự chủ hay không mà phải làm với trách nhiệm rất cao của các bộ, đặc biệt của các trường đại học. Chúng ta phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Đất nước chỉ có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn khi có nguồn nhân lực chất lượng cao”, Phó Thủ tướng nói.



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị tổng kết thí điểm tự chủ đại học
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị tổng kết thí điểm tự chủ đại học


Nói đến các cơ chế, chính sách liên quan đến các trường ĐH, Phó Thủ tướng dùng hình ảnh hình ảnh “1 khóa, 2 chìa và 4 nấc”.

Nấc đầu tiên là trường không được tự chủ chút nào, nhà nước bao cấp hết thì khóa rất chặt. Nấc thứ hai cho trường tự chủ một phần chi thường xuyên, khóa sẽ mở ra thêm một chút. Nấc thứ ba là trường tự chủ toàn bộ chi thường xuyên thì nới ra chút nữa. Phải đợi đến khi tự chủ toàn bộ, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì "khoá" mới nới hết ra.

Còn 2 chìa là của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản, các bộ, các tỉnh.

Để “tháo khoá”, Phó Thủ tướng cho rằng cần hiểu đúng về tự chủ là tự quản trị. Tự chủ trước hết là về chuyên môn, học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu; bỏ can thiệp hàng ngày, có tính hành chính, áp đặt vào trong nội bộ các trường ĐH. Từ đó xác định, ra các quyền về bộ máy, về nhân sự, bao gồm cả thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ đãi ngộ.

Liên hệ đến thực tế nhiều trường ĐH tiên tiến trên thế giới, có kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng vẫn tự chủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tự chủ tài chính là được tự chủ về thu, chi theo quy định pháp luật.

Nguồn ngân sách nhà nước trước đây cấp cho các trường ĐH theo đầu vào, tính số biên chế, hay tính số chỉ tiêu đăng ký, không phụ thuộc vào chất lượng đầu ra. Giờ nguồn ngân sách nhà nước phải theo giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo và căn cứ vào chất lượng đầu ra.

Đồng thời bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH ở chất lượng cao cho tất cả mọi người, trong đó lưu ý các đối tượng chính sách. Mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, góp phần có tính quyết định vào chất lượng nhân lực trình độ cao.

“Không nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, chúng ta không hoàn thành trách nhiệm với đất nước, với xã hội. Bị thua trong cạnh tranh với các trường ĐH khác, ĐH nước ngoài. Gây lãng phí cho xã hội, người dân”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Để tạo điều kiện cho các trường tự chủ, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết Bộ Giáo dục và Đào tạo tháo gỡ tối đa, bỏ các quy định hành chính, cứng nhắc như tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tỷ lệ giảng viên cơ hữu - vốn để ngăn chặn tiêu cực tại những trường yếu kém nhưng vô hình trung lại kìm hãm các trường đã tự chủ tốt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị tổng kết thí điểm tự chủ đại học

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo và giáo viên nhà trường

Các cơ quan chủ quản phải thay đổi quan niệm lâu nay coi nhà trường như một vụ, như một trung tâm của mình mà quên mất đây là một trường ĐH. Hội nghị cần chỉ rõ những bất cập giữa mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường ĐH từ bộ máy tổ chức đến cơ chế thu, chi.

Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của các hiệu trưởng trong thực hiện tự chủ. “Tinh thần tự chủ ĐH nói từ đầu đến giờ mới chỉ là xoá bỏ những can thiệp hành chính không cần thiết của cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục và Giáo dục vào hoạt động nhà trường. Nhưng tự chủ phải đi xuống từng trường đại học, phải xuống đến tận khoa, bộ môn, giảng viên một cách xuyên suốt”.

Theo Phó Thủ tướng, lãnh đạo các trường ĐH, trực tiếp nhất từ các hiệu trưởng phải thay đổi tư duy trong thực hiện tự chủ, đơn cử như việc thành lập hội đồng trường chưa được thực hiện nghiêm túc.

“Luật đã có quy định nhưng hội đồng trường phần lớn chưa lập, hoặc lập ra rồi nhưng chưa đúng là cơ quan quyền lực thì không được. Hội đồng trường phải có quyền quyết định tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính. Có ý kiến lo ngại về sự chồng chéo trong phối hợp giữa Hội đồng trường với Đảng ủy trường khi thực hiện công tác nhân sự, lãnh đạo, chỉ đạo. Thực tế quyết định về nhân sự luôn phải có sự xem xét, cho ý kiến của Đảng ủy khi tiến hành quy trình bổ nhiệm theo quy chế hoạt động của trường”, Phó Thủ tướng làm rõ.

Điểm rất quan trọng được Phó Thủ tướng đề cập đến là yêu cầu cấp thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử giống như “bộ luật” của mỗi trường ĐH. Bộ quy tắc này cần cụ thể, chi tiết nhất có thể về tất cả các mặt như quy trình tuyển người, phân bổ thu nhập, đánh giá thi đua, khen thưởng… “Bộ quy tắc này được xây dựng, thông qua tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường, Hội đồng trường căn cứ vào đó để thực hiện giám sát nội bộ và giải trình trách nhiệm với xã hội”.

Điểm cuối cùng là đẩy mạnh kiểm định và xếp hạng các trường ĐH. Tự chủ phải đi với giải trình trách nhiệm với xã hội, để sao cho trường ĐH nơi thể hiện một môi trường làm việc sáng tạo, khoa học, văn minh.



Tin liên quan

Đọc thêm

Thực hiện tốt kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử Giáo dục

Thực hiện tốt kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử

TTTĐ - Sáng 7/5, Đoàn giám sát số 1 của HĐND TP Hà Nội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước thuộc TP.
Học sinh THCS Phúc Xá kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Giáo dục

Học sinh THCS Phúc Xá kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024), trường THCS Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh.
Âm vang Điện Biên - bản hùng ca còn mãi Giáo dục

Âm vang Điện Biên - bản hùng ca còn mãi

TTTĐ - Đó là chủ đề hoạt động giáo dục truyền thống được trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) tổ chức ngày 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Cách làm bài thi "không hối tiếc vì các lỗi nhỏ" Giáo dục

Cách làm bài thi "không hối tiếc vì các lỗi nhỏ"

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập là một kỳ thi rất khốc liệt, dù đến thời điểm này đã tích luỹ được nhiều kiến thức nhưng nhiều phụ huynh và học sinh vẫn không khỏi lo lắng. Để giúp thí sinh tự tin khi đi thi, các thầy, cô giáo đã chia sẻ một số cách làm bài giúp các em tránh được những lỗi sai vặt và đạt điểm cao.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh gồm 72 thành viên Giáo dục

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh gồm 72 thành viên

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.
Tự hào là "Chiến sỹ nhỏ Điện Biên" Giáo dục

Tự hào là "Chiến sỹ nhỏ Điện Biên"

TTTĐ - Liên hoan “Chiến sỹ nhỏ Điện Biên” đã khép lại nhưng dấu ấn của chương trình còn để lại mãi với các em học sinh, thầy cô giáo bằng lòng biết ơn, sự tự hào và động lực phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn luyện.
Trường THCS Nguyễn Du tuyên dương 176 giáo viên, học sinh tiêu biểu Giáo dục

Trường THCS Nguyễn Du tuyên dương 176 giáo viên, học sinh tiêu biểu

TTTĐ - Sáng 6/5, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tiêu biểu, năm học 2023 - 2024.
Tiết sinh hoạt đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Giáo dục

Tiết sinh hoạt đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Ngày 6/5, trong không khí trang trọng và xúc động, thầy và trò Trường Tiểu học Thành Công B, quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt đặc biệt để kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024).
Tiên phong đào tạo theo mô hình viện - trường - doanh nghiệp Giáo dục

Tiên phong đào tạo theo mô hình viện - trường - doanh nghiệp

TTTĐ - Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo các khối ngành, trong đó chủ lực là các ngành thuộc khối Sức khỏe, Ngoại ngữ, Kỹ thuật Công nghệ.
Lan tỏa kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Giáo dục

Lan tỏa kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

TTTĐ - Sau hai ngày tổ chức, ngày hội công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2024 đã bế mạc tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông.
Xem thêm