100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm
Toàn cảnh Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030
Bài liên quan
Những "tấm lòng vàng" của người cao tuổi ủng hộ công tác chống dịch Covid-19
Bảo vệ dân số già trước tác động của dịch bệnh Covid-19
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố thêm 2 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh
Phát hiện một thuyền viên trở về từ Malaysia mắc Covid-19
Trình bày cụ thể về Dự thảo Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030, ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số) cho biết: Đề án có mục tiêu chính là chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi hướng tới già hóa khỏe mạnh, thích ứng với già hóa dân số nhanh góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Đề án có 4 mục tiêu cụ thể với hệ thống các chỉ tiêu đề ra đến năm 2030 như: Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan ban ngành đoàn thể; Mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Phấn đấu đến năm 2030, 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; 85% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
Mục tiêu thứ 2 mà Đề án hướng đến là tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm và triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi.
Một số chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2030: 100% người cao tuổi được quản lý sức khỏe (được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe) theo quy định.
90% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng...
Bên cạnh đó, hướng tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; Phấn đấu 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; 100% bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi.
Ngoài ra, Đề án cũng xây dựng môi trường, cộng đồng thân thiện nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng, vận động thể thao hợp lý; chăm sóc xã hội; Phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi.
Đề án được triển khai trên toàn quốc, trong đó, tập trung tại các tỉnh, thành phố và địa bàn có số lượng, tỷ lệ người cao tuổi cao (60 tuổi trở lên có quy mô trên 500 nghìn người hoặc có tỉ lệ người cao tuổi cao hơn bình quân chung của cả nước), vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, già hóa dân số đang là thách thức lớn đối công tác dân số của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, Đề án được thông qua sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần hướng tới già hóa khỏe mạnh, thích ứng với quá trình già hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.