Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số

Tin tức 23/04/2024 17:20
aa
TTTĐ - Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số".
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối giữa Uzbekistan với các nước ASEAN Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để hàng hóa Canada vào ASEAN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự tọa đàm có Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công thương Lào, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Brunei, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư của ASEAN và các đối tác.

Mở đầu tọa đàm, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho rằng, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới; diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể, trong đó có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, khối tư nhân với Chính phủ các nước và giữa các nước với nhau; qua đó, tận dụng tối đa lợi ích, đồng thời hạn chế, khắc phục tối đa những thách thức do công nghệ số mang lại.

Theo Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể, qua đó, tận dụng tối đa lợi ích, đồng thời hạn chế, khắc phục tối đa những thách thức do công nghệ số mang lại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể, qua đó, tận dụng tối đa lợi ích, đồng thời hạn chế, khắc phục tối đa những thách thức do công nghệ số mang lại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết, là nước Chủ tịch ASEAN 2024, Lào đang thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số. Lào cũng thúc đẩy xây dựng các khung chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số trong ASEAN, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế số trong ASEAN, tận dụng tối đa lợi ích công nghệ số mang lại, biến ASEAN thành chủ thể có tính cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với các thách thức.

Doanh thu kinh tế số năm 2023 của ASEAN ước đạt 100 tỷ USD

Tại tọa đàm, lãnh đạo các doanh nghiệp ASEAN, lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác thảo luận sôi nổi về cơ hội, thách thức trong hợp tác kinh tế số của ASEAN; giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và đối tác trong phát triển kinh tế số; khuyến nghị hình thành hệ sinh thái kinh tế số ASEAN; yêu cầu đặt ra trong phát triển thương mại điện tử ở ASEAN hiện nay; thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn ở khu vực ASEAN.

Cùng với đó các đại biểu cũng thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) trong quản trị doanh nghiệp và đề xuất hợp tác với các nước ASEAN; chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin; hợp tác xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao…

Chủ tịch Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương Scott Beaumont cho rằng, ASEAN là khu vực đang phát triển mạnh, minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương Scott Beaumont cho rằng, ASEAN là khu vực đang phát triển mạnh, minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Doanh thu kinh tế số năm 2023 của ASEAN ước đạt 100 tỷ USD, tăng 8 lần so với năm 2016; dự báo đạt trên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA) sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025, nhiều khả năng là hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới.

Chủ tịch Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương Scott Beaumont cho rằng, ASEAN là khu vực đang phát triển mạnh, minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết. Google vinh dự đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số tại ASEAN. Cùng với phát triển các nền tảng, ứng dụng trên môi trường số, tại Việt Nam, Google đang hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, nhất là nhân lực trong lĩnh vực AI, cung cấp tài nguyên, xây dựng các nguồn dữ liệu lớn…

Đại diện Google cho rằng tiềm năng kinh tế số của ASEAN có thể phát triển tăng gấp đôi hiện nay, muốn vậy ASEAN cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, xây dựng các trung tâm dữ liệu, nhất là dữ liệu quốc gia. Cùng với đó, các nước ASEAN cần đảm bảo môi trường pháp lý đủ mạnh, đảm bảo cho các nhà đầu tư đạt được các mục tiêu đề ra…

Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet Air đề xuất có giải pháp đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet Air đề xuất có giải pháp đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet Air cho biết, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng AI, hãng hàng không Vietjet Air đã triển khai rất nhiều giải pháp trên nền tảng AI giúp thay đổi hoạt động của ngành hàng không.

Hiện nay, Vietjet đã đầu tư Trung tâm công nghệ Galaxy Innovation Hub, triển khai các dự án nghiên cứu khoa học hàng không tại Học viện Công nghệ Hàng không Vietjet, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo với các đối tác quốc tế như Airbus, Boeing, Google, Amazon…; qua đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc tế, không chỉ là điểm đến của cả khu vực ASEAN mà còn kết nối ASEAN với thế giới.

Ông Đinh Việt Phương đề xuất tăng cường hợp tác đa phương và tạo ra môi trường chia sẻ các nguồn lực và công nghệ giữa các chính phủ và các doanh nghiệp; phát triển các khu vườn ươm công nghệ, nghiên cứu phát triển, nhất là về AI… để xây dựng một khu vực ASEAN tiên phong về công nghệ.

Cùng với đó, có giải pháp đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN. Vietjet Air mong muốn Chính phủ các nước mở rộng cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong thị trường chung ASEAN cởi mở, phát triển bền vững.

Ông Takeo Nakajima cho rằng để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, các nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Takeo Nakajima cho rằng để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, các nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Takeo Nakajima, Trưởng Đại diện Tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại Nhật Bản tại Hà Nội điểm lại quá trình hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và ASEAN. Ông cho rằng để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, các nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng số có chất lượng cao, chống lại được các thảm họa thiên nhiên và có tốc độ truyền dữ liệu cao. Các nước cần xây dựng các phòng thí nghiệm, các khu thử nghiệm, trung tâm thông tin; có chính sách hỗ trợ mua máy móc công nghệ cao; cần có sự hợp tác giữa giới học thuật, nghiên cứu với các doanh nghiệp; bảo vệ bản quyền các sản phẩm; đầu tư phát triển các doanh nghiệp đủ lớn để tiếp nhận các dự án đầu tư lớn từ bên ngoài…

Ông Brian D. McFeeters, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tái khẳng định cam kết hợp tác của các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ với Việt Nam trong các lĩnh vực, trong đó có chuyển đổi số. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác dựa trên nhu cầu của phía Việt Nam và chắc chắn sẽ thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực này.

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho rằng cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác công tư, chung tay giải quyết những thách thức quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho rằng cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác công tư, chung tay giải quyết những thách thức quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết nền kinh tế số Việt Nam dự kiến chạm mốc 45 tỷ USD vào năm 2025, nhờ sự thúc đẩy của thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Đại diện Shopee cho rằng cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác công tư, chung tay giải quyết những thách thức quan trọng như khả năng tiếp cận, kết nối và cải thiện mạng lưới logistics, cũng như xây dựng một môi trường an toàn và bảo mật để người tiêu dùng và doanh nghiệp thực hiện giao dịch.

"Chúng tôi mong muốn các nước ASEAN thiết lập một sân chơi thương mại điện tử công bằng, nơi các nền tảng nội địa như Shopee hoạt động trong môi trường kinh doanh tương tự như các nền tảng xuyên biên giới", ông Trần Tuấn Anh nói.

Vị này cũng nhắc tới Ngày hội mua sắm trực tuyến ASEAN lần thứ 4 (AOSD), sự kiện thương mại điện tử hàng đầu khu vực, trong đó có sự tham gia của hơn 4.400 nhà bán hàng trên Shopee, xử lý khoảng 2,8 triệu đơn hàng, với hơn 90.000 sản phẩm được giới thiệu.

Tại Việt Nam, năm 2023, Shopee đã tổ chức 19 buổi đào tạo về thương mại điện tử và các công cụ tiếp thị kỹ thuật số cho khoảng 9.000 người bán ở 15 tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nhiều ý kiến phát biểu với sự hiểu biết sâu sắc, tâm huyết, xây dựng, sát thực tiễn, thể hiện rõ sự quan tâm, mong muốn về thúc đẩy tương lai kinh tế số của ASEAN.

Theo Thủ tướng, trong thế giới ngày nay, cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, là những động lực tăng trưởng mới cho phát triển nhanh, bền vững, vì tương lai thịnh vượng của ASEAN, khu vực và toàn cầu.

Với Kế hoạch tổng thể số ASEAN 2025, ASEAN đã thống nhất cách tiếp cận tổng thể, chiến lược để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện - coi đây là một động lực then chốt để phát triển kinh tế bao trùm và bền vững.

Sự phát triển kinh tế số của ASEAN được thúc đẩy bởi 5 yếu tố thuận lợi: Vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng; thị trường tiêu dùng lớn, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh; mạng lưới liên kết, hợp tác kinh tế rộng rãi; hệ sinh thái kinh tế số ASEAN đang phát triển mạnh mẽ.

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định rõ, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một định hướng phát triển chiến lược đến năm 2030; với quan điểm xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số là: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và là nguồn lực quan trọng của chuyển đổi số.

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chuyển đổi số như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế số đạt bình quân 20%/năm; hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 80% người dân sử dụng dịch vụ Internet...

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ thúc đẩy 3 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số, gồm: Phát triển ngành công nghệ thông tin, truyền thông; thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực quản trị số, phát triển dữ liệu số.

Thủ tướng trao đổi với đại diện doanh nghiệp tham dự tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng trao đổi với đại diện doanh nghiệp tham dự tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh: Tại tọa đàm hôm nay, chúng ta có niềm tin sâu sắc vào tiềm năng, thế mạnh của ASEAN; sự quyết tâm, đồng lòng của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ của các đối tác khu vực, quốc tế về một Cộng đồng ASEAN số hóa trong tương lai không xa.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu:

Một là, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", bảo đảm minh bạch, an toàn, bao trùm, bền vững, để mọi người dân, doanh nghiệp, cộng đồng đều tham gia và thụ hưởng thành quả.

Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số. Trên cơ sở các yếu tố đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng nước, khẩn trương hoàn tất Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả.

Ba là, thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN. Thực hiện theo lộ trình và có bước đi đồng bộ, phù hợp với năng lực của từng quốc gia; đồng thời chú trọng giải quyết những vấn đề chung, mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn dân như sức ép chuyển dịch cơ cấu lao động, an ninh mạng, tội phạm mạng, mặt trái của trí tuệ nhân tạo (AI)…; không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình số hóa.

Thủ tướng đề nghị các đối tác của ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành cùng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các đối tác của ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành cùng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên cơ sở khẳng định việc phát triển hệ sinh thái kinh tế số ASEAN vững mạnh mang lại lợi ích cho toàn cầu, Thủ tướng đề nghị các đối tác của ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành cùng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển đổi số, nhất là 3 lĩnh vực.

Một là, tăng cường hợp tác về chuyển đổi số để góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ số hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực để tạo ra động lực tăng trưởng mới.

Hai là, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thể chế số để ASEAN và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các khuôn khổ, cơ chế, các chuỗi cung ứng về chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định chung về chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu; tăng cường hợp tác nâng cao năng lực quản trị số, bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu.

Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của ASEAN.

"Chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, mà còn là sự thay đổi sâu sắc mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN và các nước đối tác sẽ nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nỗ lực gắn kết, tự lực, tự cường, tự chủ, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nhanh, bền vững, bao trùm của từng quốc gia thành viên ASEAN, khu vực và thế giới", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.

Đọc thêm

Quảng Ninh gặp mặt, tri ân người có công với cách mạng Thời sự

Quảng Ninh gặp mặt, tri ân người có công với cách mạng

TTTĐ - Ngày 2/5, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức tri ân các Anh hùng liệt sĩ, gặp mặt các chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh.
Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm Tin tức

Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm

TTTĐ - Một số ý kiến đề nghị lựa chọn việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới.
Đảm bảo nguồn cán bộ cho Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 Tin tức

Đảm bảo nguồn cán bộ cho Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ hiện tại, kế tiếp đảm bảo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ cho công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn Tin tức

Chủ đề, phương châm Đại hội XVIII có mục tiêu, tầm nhìn dài hạn

TTTĐ - Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trình bày Tờ trình xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ TP với hai nội dung: Chủ đề và Phương châm Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP và Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP.
Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng" Tin tức

Kịp thời xử lý vụ việc phức tạp, không hình thành điểm "nóng"

TTTĐ - Việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW từ TP đến cơ sở trong thời gian qua đã góp phần phát huy vai trò người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Một số vụ việc phức tạp đã được xử lý kịp thời, không để hình thành điểm "nóng" về an ninh trật tự tại cơ sở.
Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên Tin tức

Giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp là nhiệm vụ thường xuyên

TTTĐ - Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Việc kiểm tra giám sát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ Tin tức

Tập trung 3 đột phá trọng tâm trong đào tạo cán bộ

TTTĐ - Thành uỷ Hà Nội đã đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề ra nhiều giải pháp mang tính căn cơ, đột phá, thiết thực, tập trung vào 3 trọng tâm: Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch; bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài…
Lựa chọn chủ đề, phương châm Đại hội tối ưu, đầy đủ nhất Tin tức

Lựa chọn chủ đề, phương châm Đại hội tối ưu, đầy đủ nhất

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP 4 phương án về chủ đề và 4 phương án về phương châm Đại hội 18 để lựa chọn ra được 1 phương án về chủ đề và phương châm Đại hội nổi bật, tối ưu, đầy đủ nhất, đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Ban Chấp hành Đảng bộ TP họp bàn 6 nội dung quan trọng Tin tức

Ban Chấp hành Đảng bộ TP họp bàn 6 nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng.
Chiều nay, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự Tin tức

Chiều nay, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

TTTĐ - Ngày 1/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Xem thêm