3 ngày Tết Giáp Thìn, cả nước đón 7.680 em bé "rồng" chào đời
Đón em bé “rồng” chào đời đêm Giao Thừa Những em bé "rồng vàng" đầu tiên của năm mới Giáp Thìn Những linh vật rồng độc đáo trên đường hoa Đà Nẵng Phòng tai nạn thương tích cho trẻ trong dịp Tết |
Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế dịp Tết Giáp Thìn do Thứ trưởng Lê Đức Luận ký ban hành cho biết, tính đến 12 giờ ngày 11/2 - tức mùng 2 Tết Giáp Thìn, tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc là 92.742 người.
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 33.185 bệnh nhân tăng 8,1%; trong đó nhập viện điều trị nội trú 19.269 bệnh nhân, giảm 2,1% so với cùng ngày Tết Quý Mão 2023.
Em bé chào đời vào thời khắc giao thừa Tết Giáp Thìn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương |
Các cơ sở y tế đã chuyển viện cho 1.851 bệnh nhân, thực hiện 2.210 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 581 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân; đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.471 trẻ chào đời và cho xuất viện 10.762 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tổng số bệnh nhân đang điều trị sau 3 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn là 109.840 trường hợp, tăng 14.7% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. Tổng số ca phẫu thuật các loại là 7.291 ca phẫu thuật cấp cứu, tăng 3.3%; trong đó số ca phẫu thuật cấp cứu là 1.908 ca, tăng 11%.
Cũng trong 3 ngày nghỉ Tết, tổng số ca đỡ đẻ, mổ đẻ trên cả nước là 7.680 ca, tăng 9.6%; tổng số bệnh nhân ra viện là 73.092 người, tăng 8.2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Tổng số khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông trong ngày là 3.017 trường hợp, giảm 10,7%; trong đó, số lượt nghi tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.569 trường hợp; số chuyển tuyến trên điều trị là 341 trường hợp.
Như vậy, tính đến 12 giờ ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn, sau 3 ngày nghỉ có tổng cộng 9.920 ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông, giảm 14,4%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu.
Sau 3 ngày nghỉ đã có 453 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, không có ca tử vong; 55 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, 24 trường hợp phải nhập viện điều tri, theo dõi.
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các Viện khu vực, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm/Ban Quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Bộ Y tế cho biết, trong thời gian từ 12h00 ngày 10/2 - 12h00 ngày 11/2, theo ghi nhận từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện 3 ổ dịch sốtxuất huyết mới tại hai tỉnh: An Giang (2 ổ dịch) và Đồng Tháp (1 ổ dịch). Các ổ dịch trên đã được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Bộ Y tế đánh giá, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.
Tai nạn liên quan đến giao thông giảm mạnh cả số khám, số nặng chuyển tuyến trên và số ca tử vong, tai nạn do pháo nổ tăng so với Tết Quý Mão 2023.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc; quản lý giá cả; kiểm tra chất lượng, và cung cấp thông tin công khai, đồng thời phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo việc thực thicác quy định liên quan đến thuốc để đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán GiápThìn 2024.
Từ đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến ngay, Bộ Y tế không nhận được thông tin, phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc trên toàn quốc.