Tag
Bộ Y tế

575.771 liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trên cả nước

Sức khỏe 24/04/2022 18:56
aa
TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số liều vắc xin phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đến chiều ngày 24/4 là 575.771 liều (mũi 1).
Trẻ em không tiêm vắc xin COVID-19 nhập viện tăng gấp đôi Quảng Ninh: Xây dựng kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi Dịch bước vào giai đoạn thoái trào, Hà Nội yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn người dân chủ động thích ứng với tình hình mới Hơn 19.500 liều vắc xin COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Sau 10 ngày, công tác tiêm chủng diễn ra an toàn, hiệu quả

Thông tin từ Bộ Y tế chiều ngày 24/4 cho biết, đến nay đã tiêm hơn nửa triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tại 45 tỉnh, thành phố.

Tuần tới, các địa phương còn lại bắt đầu tiêm cho trẻ trong độ tuổi này với mục tiêu "tiêm đến đâu an toàn đến đó".

Như vậy sau mười ngày triển khai tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi này, tính từ ngày 14/4 khi Quảng Ninh tiến hành tiêm cho gần 200 trẻ đầu tiên học lớp 6 trường THCS Trần Quốc Toản ( TP Hạ Long), đến nay đã có 45/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế là TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, TP Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Bạc Liêu.

Tiêm vắc xin cho học sinh lớp 7
Tiêm vắc xin cho học sinh lớp 6

Hà Nội đang đẩy mạnh tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi từ 16/4 đến nay.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, có hơn 370.631 trẻ trong độ tuổi nêu trên cần tiêm trong đợt này.

Tính từ ngày 16/4 đến hết ngày 23/4, Hà Nội đã triển khai tiêm 95.111 mũi vắc xin Moderna cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại 30 quận, huyện, thị xã. Hiện chưa ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Một số địa phương sau khi hoàn thành tiêm chủng cho trẻ từ 11 tuổi đã hạ dần độ tuổi, tiêm cho trẻ 6 tuổi.

Ngày mai (25/4), các địa phương tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi theo lộ trình tiêm trẻ lớp 6 trước sau đó hạ dần độ tuổi và khối lớp.

Ý nghĩa của việc tiêm chủng cho trẻ em

Theo GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong.

Với trẻ em qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác.

undefined
Việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ có ý nghĩa quan trọng

Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm.

Việc tiêm chủng này có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.

Khuyến cáo về vấn đề chăm sóc trẻ tiêm vắc xin, các bác sĩ cho biết phụ huynh nên cho trẻ ăn, uống đầy đủ trước và sau khi tiêm; Tuyệt đối không để trẻ tiêm vắc xin trong tình trạng đói hay quá no.

Cùng với đó, không nên cho trẻ uống những loại nước có ga, cồn, chất kích thích,caffein như nước ngọt, nước tăng lực... trước và sau ngày tiêm chủng vì những chất này có thể gây tim đập nhanh, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Ngoài ra, bổ sung nước là bước quan trọng không thể bỏ qua. Phụ huynh lưu ý cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong thời tiết nắng nóng hiện nay khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, mau mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm.

Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống viên sủi hoặc siro chứa các loại vitamin mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm; không tự ý ngừng các loại thuốc uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo toa bác sĩ.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh có loại thực phẩm nào kháng thuốc hay làm giảm dược lực của vắc xin. Vậy nên phụ huynh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Trẻ không cần thiết phải kiêng khem bất cứ loại thực phẩm nào trừ những thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng trước đây. Tuy nhiên, phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 loại dưỡng chất chính đó là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

Sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh nên cho con uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn theo nhu cầu của trẻ, mặc đồ thoáng mát rộng rãi, tránh để trẻ bị cảm lạnh, hạn chế vận động chạy nhảy quá sức trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin; Tiến hành kiểm tra nhiệt độ cho trẻ 3-4 tiếng/lần.

Ngay sau tiêm là khoảng thời gian quan trọng nhất vì đây là thời điểm các phản ứng xấu thường xuất hiện. Tuy nhiên, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm ít nhất 30 phút sau khi tiêm với sự giám sát của đội ngũ y tế có chuyên môn.

Vậy nên, thời gian nguy hiểm đã được đảm bảo. Phụ huynh cần theo dõi sát sao trẻ trong vòng 3 ngày sau tiêm; Cần chú ý từ những bất thường, những biểu hiện nhỏ nhất của trẻ để có thể đưa ra hướng chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hiện tượng sốt và đau tại chỗ tiêm là phản ứng phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phụ huynh không cần quá lo lắng về các triệu chứng này.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả Sức khỏe

Tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả

TTTĐ - Trong thời gian từ ngày 8/5 đến 8/6, Sở Y tế Hà Nội thực hiện kế hoạch triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn thành phố.
Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân Tin Y tế

Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cơ sở I tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn.
TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả

TTTĐ - Năm 2025, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt công tác quản lý, triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn thành phố.
Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả Tin Y tế

Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận các ca tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng liên quan đến máy ép nước mía, máy ép hoa quả. Đây là những thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình và hàng quán nhỏ lẻ.
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, kịp thời cứu sống bệnh nhân bị sốc mất máu do vật sắc nhọn đâm thấu bụng.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng bệnh viện năm 2025. Đây là dịp để đội ngũ điều dưỡng viên, giảng viên và sinh viên ngành điều dưỡng chia sẻ, cập nhật và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình chăm sóc tiên tiến, cũng như những kết quả nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường Tin Y tế

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

TTTĐ - Trường Đại học Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture công bố hợp tác triển khai “Chương trình can thiệp về phòng chống và kiểm soát thuốc lá điện tử tại các trường trung học cơ sở ở các thành phố lớn tại Việt Nam”. Đây là sáng kiến nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe học đường, tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên Tin Y tế

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên

TTTĐ - Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Đoàn thanh niên quận tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2025.
Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị Tin Y tế

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số - một con số đáng ghi nhận cho thấy nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính sách và các địa phương trong việc mở rộng mạng lưới an sinh.
Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi Sức khỏe

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

TTTĐ - Khi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.
Xem thêm