600 bạn trẻ đã tham gia sự kiện trực tuyến “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu”
Phát động cuộc thi thanh niên sáng tạo vì khí hậu |
Khoảng 600 thanh niên Việt Nam đã tham gia sự kiện trực tuyến. Sự kiện có sự góp mặt của Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam và Chủ tịch COP26 Alok Sharma trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ công bố báo cáo đặc biệt |
Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu” được chắp bút bởi 20 tác giả trẻ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, đại diện khoảng 900 thanh niên đến từ ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Theo Báo cáo đặc biệt, thanh niên phải đối diện với bốn nút thắt lớn khi hành động vì khí hậu: hạn chế về tài chính, thiếu hỗ trợ từ các bên liên quan, hạn chế về năng lực, kỹ năng và hạn chế về công nghệ.
Để giải quyết những nút thắt này, báo cáo đề xuất mười hướng giải quyết chính bao gồm: thiết lập mạng lưới thanh niên hành động vì khí hậu, và phát triển Cổng thông tin về biến đổi khí hậu cho thanh niên. Các hướng giải quyết này được đưa vào Lộ trình hành động cho COP26 và các mục tiêu cho giai đoạn 2022-2025 nhằm nâng cao sự đóng góp của thanh niên vào việc hiện thực hoá Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.
Phiên thảo luận với Chủ tịch COP26 Alok Sharma là cơ hội để thanh niên Việt Nam trình bày về Báo cáo đặc biệt cũng như nêu lên tiếng nói của mình về vấn đề biến đổi khí hậu. Ngoài ra, thanh niên cũng đề xuất các hành động cụ thể để thúc đẩy chương trình nghị sự của giới trẻ tại Hội nghị thượng đỉnh thanh niên toàn vè biến đổi khí hậu cầu sắp tới tại Milan, Italia vào tháng 9 và COP26 tại Glasgow, Vương quốc Anh vào tháng 11 năm 2021.
Những thanh niên tham gia phiên thảo luận chia sẻ quan điểm của họ và đề xuất các giải pháp sáng tạo nhằm tăng cường vai trò của thanh niên trong chương trình nghị sự khí hậu ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Các điểm thảo luận chính bao gồm việc huy động thanh niên Việt Nam hưởng ứng hành động vì khí hậu trước thềm COP26 và sau đó nữa như một phần của quá trình thúc đẩy nỗ lực toàn cầu thuộc chương trình “Youth4Climate: Thúc đẩy tham vọng”.
Phát biểu khai mạc, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: “Tuổi trẻ là sức mạnh của đam mê sáng tạo và đổi mới. Như đã đề xuất trong báo cáo về thanh niên, chúng tôi mời tất cả các đối tác cùng chung tay trong việc sắp xếp các chương trình và cơ chế thúc đẩy môi trường thuận lợi, nơi thanh niên có thể đảm nhận đầy đủ vai trò như là tác nhân thay đổi các hành động vì khí hậu”.
“Ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng, trong đó thanh niên đóng vai trò thiết yếu. Mỗi hành động dù nhỏ nhất đều có tác động vô cùng to lớn, góp phần thay đổi nhận thức và tạo động lực cho sự tham gia của toàn xã hội”, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, chia sẻ.
Chủ tịch COP26 Alok Sharma gửi thông điệp đến giới trẻ Việt Nam: “Đây là một báo cáo đầy nhiệt huyết nói lên tâm huyết của tuổi trẻ, đưa ra một số ý tưởng rất rõ ràng mà chúng ta nên làm cùng nhau để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tương lai quả thực thuộc về các bạn trẻ trên toàn thế giới.
Đó là lý do tại sao các bạn phải được lắng nghe một cách đầy đủ và rõ ràng. Báo cáo này cũng nói lên niềm đam mê của tuổi trẻ. Các nhà lãnh đạo thế giới dù đưa ra chính sách gì, kế hoạch gì, họ phải luôn nghĩ đến việc bảo vệ hành tinh đầu tiên. Thành thật mà nói, đó cũng là thông điệp đến từ báo cáo của bạn: hãy chọn sức khoẻ của hành tinh trên tất cả”.
“Nhóm viết báo cáo sẵn sàng để vượt qua các nút thắt và tăng cường hành động vì khí hậu của thanh niên ở Việt Nam. Chúng tôi coi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu cũng như một tác nhân thúc đẩy đổi mới”, Hoàng Ngọc Xuân Mai, trưởng nhóm báo cáo chia sẻ. “Chúng tôi mời tất cả mọi người, bất kể họ bao nhiêu tuổi, đọc bản báo cáo và có những hành động táo bạo vì một hành tinh chung”.
Khang A Tủa, một thanh niên Hmông đã tham gia phiên thảo luận bàn tròn chia sẻ: “Qua phiên bàn tròn với các bên liên quan, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ người trẻ từ mọi miền đất nước ứng phó với BĐKH, với những chính sách và công cụ trau đồi năng lực phù hợp. Bước đầu tiên, tôi cảm thấy phấn khởi khi nghe các nhà hoạch định chính sách ở tầm quốc gia và quốc tế sẵn sàng hợp tác cùng người trẻ”.
Ngoài phiên thảo luận với ông Sharma, Lễ phát động cũng bao gồm một cuộc thảo luận bàn tròn giữa Bộ TN&MT, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UNDP Việt Nam, Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Ý và đại diện thanh niên tham gia trực tiếp và trực tuyến. Các đại diện thanh niên trình bày những khuyến nghị của họ về các chính sách, biện pháp cần thiết nhằm giải quyết các nút thắt của thanh niên và tìm kiếm cơ hội tăng cuing đóng góp trực tiếp của thanh niên vào việc thực hiện các mục tiêu khí hậu quốc gia của Chính phủ và các bên liên quan khác.
Tính đến thời điểm này, thanh niên đã thành công trong bước đầu thành lập một mạng lưới thanh niên hành động vì khí hậu và hiện đang phát triển Cổng thông tin vê biến đổi khí hậu cho thanh niên với sự hỗ trợ của UNDP Việt Nam. Sắp tới, thanh niên hào hứng tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh niên vì Khí hậu, góp phần làm tang tham vọng cho COP26 năm nay.
Quá trình viết Báo cáo đặc biệt “Thanh niên hành động vì khí hậu” bao gồm bốn bước. Đầu tiên, ba báo cáo khu vực về thanh niên hành động vì khí hậu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam được viết từ tháng 7 đến tháng 11/2020 với sự hỗ trợ kỹ thuật của ba tổ chức xã hội-dân sự do thanh niên lãnh đạo là CHANGE, Live and Learn và Wild Act. Sau đó, một Trại viết báo cáo toàn quốc đã được tổ chức vào tháng 12/2020 bởi UNDP và Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN & MT để phát triển khung sườn cho báo cáo chung. Sau đó, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn trên quy mô lớn để thu nhận them đóng góp của các thủ lĩnh khí hậu trẻ. Bản dự thảo đầu tiên của báo cáo đã được hoàn thành vào tháng 2/2021 và trải qua các vòng lấy ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng cho đến tháng 5/2021. |