80 năm nữa, Nam Á sẽ nóng không thể sống nổi
![]() |
![]() |
Người dân Pakistan rủ nhau ra kênh nước tránh nóng. Ảnh: AFP
AP dẫn nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances cho hay, vào cuối thế kỷ này, người dân ở khu vực Nam Á thuộc các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh sẽ khó có thể thực hiện các hoạt động ngoài trời, do biến đổi khí hậu thay đổi khó lường.
Các nhà khoa học dự báo đến năm 2100, khu vực Nam Á sẽ nóng đến mức con người không thể sống nổi. Một trong những tác giả của nghiên cứu cho hay, những đợt nóng nguy hiểm trong tương lai tập trung quanh khu vực lưu vực sông Hằng và sông Ấn.
Các nhà khoa học đã sử dụng nhiệt kế “bóng ướt”, đo nhiệt độ không khí trong nghiên cứu. So với nhiệt kế “bóng khô” thường dùng để đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế “bóng ướt” có thể đo được tốc độ hơi nước bay hơi như thế nào.
Theo đó, các nhà khoa học cho hay con người chỉ có thể sống khi nhiệt độ đo bằng nhiệt kế “bóng ướt” lên tới 35 độ C. Quá mức này, con người có thể mất khả năng giải nhiệt và có thể tử vong chỉ trong vài giờ, ngay cả trong điều kiện thoáng mát.
Cho đến nay, nhiệt độ “bóng ướt” đo được hiếm khi vượt quá 31 độ C. Đây được coi là mức nhiệt cực kỳ nguy hiểm với mọi người.
Phần lớn những người dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh là những người nông dân nghèo khổ, hoặc những công nhân lao động thường xuyên làm việc ngoài trời. Họ không có máy điều hòa không khí, trong khi có tới 25% dân số Ấn Độ không được tiếp cận với điện.
Khu vực Nam Á rộng lớn hiện có khoảng 1,5 tỉ người. Năm 2015, một làn sóng nhiệt độ cao đã diễn ra trên khắp Ấn Độ và Pakistan khiến ít nhất 3.500 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng đây là một vấn đề có thể ngăn ngừa được, nếu toàn cầu tăng nỗ lực kiềm chế lượng khí thải carbon. Nếu có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu thì nguy cơ trên sẽ giảm mạnh.
“Thế giới phải quyết định giảm khí thải carbon hoặc đối mặt với viễn cảnh nguy hiểm tại một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với lịch sử và văn hóa lâu đời” - giáo sư Matthew Huber thuộc Đại học Purdue cảnh báo.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển

Khơi thông các nguồn lực tài chính, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Thông điệp về một Việt Nam "nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn"

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải
