Ấn Độ: Câu chuyện của chàng trai mù khởi nghiệp thành triệu phú
Khuyết tật sẽ không bao giờ là một sự cản trở nếu bạn luôn tin tưởng vào bàn thân và cố gắng quyết tâm đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Điều đó hoàn toàn đúng với trường hợp của Srikanth Bolla.
Hiện tại, Srikanth là Giám đốc điều hành của công ty Bollant Industries với 450 nhân viên chuyên sản xuất bao bì sinh thái thân thiện với môi trường.
Từ một cậu bé mù bị lãng quên, giờ đây, Srikanth đã trở thành khởi nguồn cảm hứng hạnh phúc của nhiều người.
Không những vốn sinh ra đã bị mù bẩm sinh ngay từ khi vừa lọt lòng mà gia đình của Srikanth còn rất nghèo, với thu nhập một năm chỉ đạt 300 USD (hơn 60.000 VNĐ). Vì thế Srikanth bị coi là “một tội lỗi”, nhiều người đã khuyên cha mẹ bỏ rơi anh để bớt gánh nặng.
Tuy nhiên, cha mẹ anh không những không quan tâm đến những lời gièm pha mà còn cố gắng chăm sóc và nuôi dạy anh tốt nhất có thể.
Do không có trường học trong khu vực quanh nơi ở của họ nên Srikanth được gửi vào một trường nằm cách đó vài dặm. Những con đường lầy lội, xe cộ đông đúc chẳng hề đơn giản đối với một cậu bé khiếm thị nhưng Srikanth đã cố gắng vượt qua để đến trường.
Tuy nhiên, đến trường, cậu bé mù Srikanth lại bị rơi vào cảnh cô đơn vì bạn bè và giáo viên luôn xa lánh anh. Srikanth từng bị xếp vào ngồi băng ghế phụ ở cuối lớp và không được tham gia tiết thể dục. Cuối cùng, anh đành phải chuyển tới ngôi trường dành riêng cho người khuyết tật.
Mặc dù 90% điểm số trên lớp của Srinkath là 10 nhưng anh không được phép theo ngành Khoa học bởi một lý do vô lý là bị mù. Với ý chí, quyết tâm cao và không chấp nhận sự bất công như vậy, anh đã quyết định đấu tranh tới cùng.
Srikanth đã kiện chính phủ và chiến đấu trong 6 tháng. Cuối cùng, anh nhận được lệnh có học các môn khoa học nhưng phải tự chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì.
Khó khăn không những làm câu nhụt chí mà càng thúc đẩy cậu bé mù chăm chỉ học hành hơn. Một giáo viên đã chuyển đổi tất cả các bài giảng trên lớp thành các đoạn âm thanh để giúp Srikanth chuẩn bị cho kỳ thi chính thức. Kỳ vọng và quyết tâm không hề bị uổng phí, Srikanth đã đạt 98 % tổng điểm trong kỳ thi cuối cùng.
Lời từ chối thứ hai trong cuộc đời nghiên cứu và đi học của anh là từ IIT (Viện Công nghệ Ấn Độ) vào năm 2009. Từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, anh từng có giấc mơ sẽ làm việc cho IIT nhưng thực tế là anh đã bị loại với lý do khiếm thị cho dù mặc dù có số điểm tốt trong kỳ thi tuyển.
Phản ứng của Srikanth khi nhận lá thư từ chối đã phản ánh sự tự tin và quyết tâm: “Nếu IIT không muốn tuyển dụng tôi thì chẳng có lý do gì để tôi muốn cống hiến cho IIT.”
Về sau, viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo cơ hội để anh có thể chứng minh khả năng. MIT nhận được đơn và cấp giấy nhập học cho cậu bé mù. Không lâu sau đó, vào năm 2012, anh hoàn thành việc học tại Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, Srikanth quay trở lại Ấn Độ. Thay vì bắt đầu một cuộc sống sung túc với mức lương là ao ước của nhiều người, anh quyết định tự mở một công ty trong nước để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn giống như anh trước kia.