Ba Đình: Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ
Quận Ba Đình (Hà Nội) vun đắp và lan tỏa văn hóa đọc sách |
Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), tiến tới kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), 62 năm Ngày thành lập quận Ba Đình (31/5/1961-31/5/2023), 62 năm Ngày thành lập Đảng bộ quận (9/6/1961 - 9/6/2023), quận Ba Đình trang trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ tại Di tích Quốc gia đặc biệt - đền Quán Thánh.
![]() |
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu tại buổi lễ |
Đền Quán Thánh - một trong Thăng Long tứ trấn, là nơi thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Bắc thành Thăng Long xưa.
![]() |
Biểu diễn văn nghệ chào mừng Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ |
Theo sử liệu, ngôi đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, trên gò Hồi Long phía Đông Bắc Hồ Tây. Năm 1823, vua Minh Mạng đổi tên đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là đền Quán Thánh như hiện nay. Vua Minh Mạng khi ra tuần thú Bắc Thành, cho đổi tên đền thành Chân Vũ Quán, 3 chữ Hán này được tạc trên cổng tam quan.
![]() |
Các đại biểu dâng hương |
Đền Quán Thánh hiện lưu giữ 124 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại, chất liệu ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, giá trị nhất là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, 7 tấm bia đá và 8 đạo sắc phong (sắc phong có niên đại sớm nhất vào năm 1770).
![]() |
Đoàn rước kiệu tại đền Quán Thánh |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, trong những năm qua, quận Ba Đình luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ an toàn các hiện vật, cổ vật, giữ gìn khuôn viên, cảnh quan di tích cổ kính, trang nghiêm, xứng đáng là danh lam - thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.
![]() |
Chị em phụ nữ tươi tắn trong tà áo tứ thân truyền thống |
Để bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị tốt đẹp của di tích Quốc gia đặc biệt, quận Ba Đình sẽ tiếp tục xây dựng các đề án, kế hoạch triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là việc khôi phục lễ hội truyền thống, thực hiện đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Đồng thời rà soát, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đề xuất báo cáo UBND TP công nhận đền Quán Thánh là điểm du lịch.
![]() |
![]() |
Nghi thức rước lễ vật vào đền Quán Thánh |
Cùng với đó, giữ gìn, phát huy và lan tỏa giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng đất Ba Đình, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
![]() |
Đoàn rước kiệu được sự hỗ trợ tích cực của lực lượng chức năng |
Hàng năm cứ đến ngày 3/3 và 9/9 Âm lịch, tại làng Yên Quang xưa (nay là phường Quán Thánh), UBND quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Đức thánh Trấn Vũ, vị thần Trấn Bắc, giữ sự bình yên cho kinh thành Thăng Long xưa.
Đây đồng thời tiếp tục tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân, qua đó nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” cho đông đảo người dân trong quận, nhất là thế hệ trẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật
