eMag azine
19/09/2024 07:00
Bài 1: Giữ "mạch" quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

19/09/2024 07:00

TTTĐ - Việc ban hành Luật không chỉ tháo gỡ những hạn chế, mở ra không gian phát triển mới cho Hà Nội với những chính sách và tư duy đột phá mà còn khơi gợi tinh thần, quyết tâm trong toàn Đảng bộ TP trong việc hiện thực hoá các khát vọng phát triển.
Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù
Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù
Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Những tháng cuối năm 2024, cùng với việc thúc đẩy các chỉ tiêu, kế hoạch của năm, việc triển khai Luật Thủ đô 2024 là câu chuyện được các cấp, ngành thành phố lưu ý nhấn mạnh nhiều lần, như một quyết tâm đầy phấn khởi đưa Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, tiếp nối sự quyết liệt trong công tác xây dựng Luật trong suốt hơn 1 năm qua…

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Những ngày nửa đầu tháng 9 năm 2024, cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội. Một khối lượng công việc lớn phát sinh, đi kèm với những diễn biến phức tạp của mưa lũ, đòi hỏi các cấp, ngành TP phải tập trung nhân lực, vật lực triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn, tính mạng cho người dân. Thế nhưng không vì thế mà những công việc khác của TP bị trì chệ.

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Trước ngày bão đổ bộ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ. Phiên họp đã triển khai Quyết định số 4279/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc triển khai thi hành Luật Thủ đô; thảo luận nhằm xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc soạn thảo, ban hành các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Theo thẩm quyền, HĐND, UBND TP sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, trong đó có 94 văn bản quy phạm pháp luật, 20 văn bản cá biệt. Nội dung giao cho HĐND, UBND TP ban hành các quy định theo Luật Thủ đô có mức độ phức tạp, yêu cầu về nội dung tương đương như việc ban hành nghị định của Chính phủ để tổ chức thi hành Luật.

Chỉ sau đó vài ngày, UBND TP Hà Nội có tờ trình HĐND TP về Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Trong Tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ, với yêu cầu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt để tổ chức thi hành Luật Thủ đô bảo đảm khoa học, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, một số nội dung được giao quy định chi tiết cần triển khai xây dựng, ban hành trước ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành (1/1/2025) để có hiệu lực cùng với Luật; nhiều nội dung văn bản cần ban hành có tính phức tạp, nhiều vấn đề mới chưa có trong quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam thì việc bố trí kinh phí cho việc xây dựng văn bản theo các quy định hiện hành là chưa bảo đảm, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Chính vì vậy, TP cần có cơ chế, chính sách riêng để bố trí ngân sách, quy định một số nội dung, mức chi ngoài nội dung, mức chi theo quy định của Trung ương cho nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Cụ thể, UBND TP đề nghị áp dụng định mức phân bổ kinh phí xây dựng nghị quyết của HĐND TP, quyết định của UBND TP. Mức chi cụ thể cho các hoạt động lập đề nghị, xây dựng các báo cáo, lập đề cương, dự thảo văn bản, báo cáo thẩm định, thẩm tra; hội nghị, hội thảo góp ý, thẩm định, thẩm tra..... được áp dụng bằng các mức chi cụ thể xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ.

Những cuộc họp và văn bản triển khai nhanh chóng, gấp rút trong ngày mưa bão và đảm bảo kịp thời trước kỳ họp thứ 18 của HĐND TP Hà Nội thể hiện sự khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt của TP Hà Nội trong việc sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống như mong mỏi của các cấp chính quyền TP và Nhân dân dân Thủ đô; mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Hà Nội.

Luật Thủ đô 2024 gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô cũng như chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả; có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.

Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Trong thời gian này, TP Hà Nội đang triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật; phối hợp các bộ, ngành tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để luật sớm đi vào cuộc sống.

TP Hà Nội cũng sẽ ban hành quyết định hoặc trình HĐND TP ban hành nghị quyết quy định phân cấp được quy định trong Luật Thủ đô 2024 của từng ngành, lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, đầy đủ theo chuyên ngành và đồng bộ, đầy đủ cho cấp huyện, cấp xã theo quy định.

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Tinh thần và quyết tâm ấy là tự tiếp tục của “mạch” quyết tâm trong công tác phối hợp xây dựng Luật. Từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND TP đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành luật, xây dựng hồ sơ dự thảo Luật.

Sau khi xây dựng dự thảo luật, TP Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo TP các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và Nhân dân Thủ đô đối với toàn bộ dự thảo Luật. Từ đó, Tổ công tác xây dựng luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn; giúp thành phố tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định đặc thù, vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô.

Nhận định về quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, dự thảo luật là kết quả của quá trình phối hợp trong một khoảng thời gian dài nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện giữa TP Hà Nội, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan.

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Trong quá trình dự thảo luật được Quốc hội xem xét, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành của TP tiếp tục tham gia, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong việc giải trình, thuyết minh về dự án luật; bám sát các cơ quan thuộc Quốc hội, bộ, ngành Trung ương để báo cáo giải trình, làm rõ về dự án Luật.

Chia sẻ về tinh thần xây dựng dự thảo Luật Thủ đô năm 2024 trong lĩnh vực phụ trách, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, sau phiên họp thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (tháng 3/2024), chỉ trong vòng một ngày, việc tiếp thu, chỉnh lý quy định đã được Sở hoàn thiện.

“Sau phiên họp, chúng tôi tiếp thu, sửa đổi ngay và tiếp tục tham khảo ý kiến của luật sư, nhóm nghiên cứu dự thảo luật để ghi nhận thêm góp ý. Ngay khi dự thảo quy định được hoàn thiện, Sở Văn hóa và Thể thao đã gửi văn bản cho UBND TP tổng hợp”, ông Đỗ Đình Hồng cho hay.

Nhờ tinh thần khẩn trương hoàn thiện trình Quốc hội tại hai kỳ họp (thứ sáu và thứ bảy), dự án Luật Thủ đô năm 2024 đã đảm bảo chất lượng tốt, khắc phục được tính chất "luật khung, luật ống". Đại biểu Quốc hội đánh giá, những quy định trong Luật Thủ đô mang tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi, cụ thể vào thực tiễn. Dự thảo luật quy định những vấn đề có tính phổ quát của một đô thị đặc biệt nhưng cũng mang tính đặc thù riêng có của Thủ đô - một đạo luật về cơ chế đặc thù và phân quyền, giao quyền, phân cấp gắn với trách nhiệm là giám sát và kiểm tra.

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù
Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7, trước khi dự án Luật được thông qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận rất cao với việc cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô năm 2024 đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và thứ 7, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Chính trị; đồng thời, bám sát 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Luật Thủ đô năm 2024 với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp.

Đây là “cơ hội vàng” định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai. Bên cạnh đó, TP nỗ lực triển khai đồng bộ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 trong Luật Thủ đô năm 2024. Đây là những quy định tạo triết lý, quan điểm, định hướng, không gian phát triển cho Thủ đô trong thời gian tới.

UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 29/1/2024 đẩy mạnh thông tin, truyền thông dự thảo Luật Thủ đô; tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô sau khi được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, TP sẽ phối hợp cùng các cơ quan Trung ương xây dựng và trình Chính phủ 3 nội dung; xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1/1/2025 để bảo đảm hiệu lực thi hành Luật Thủ đô. Thường trực HĐND thành phố dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề, dự kiến 1 kỳ tổ chức trong tháng 11/2024 và 1 kỳ tổ chức trong tháng 5/2025, bảo đảm hướng dẫn kịp thời phần lớn quy định của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và 7 quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống: Khơi thông nguồn lực, tạo đột phá để vươn tầm":

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương Bài 3: Linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ Luật Bài 4: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi Bài 5: Để "cơ hội vàng" thu về trái ngọt…

Tú Linh – Phạm Mạnh

Bài 1: Giữ mạch quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh Tú Linh