eMag azine
23/09/2024 07:55
Bài 5: Để "cơ hội vàng" thu về trái ngọt…

23/09/2024 07:55

TTTĐ - Thực tế việc triển khai một đạo luật là không hề dễ dàng. Có rất nhiều Luật khi đưa vào cuộc sống trở nên “đầu voi, đuôi chuột”, không đem lại hiệu quả như kỳ vọng ban đầu… Để những đặc thù của Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Hà Nội cần chuẩn bị những kịch bản, phương án chi tiết, cụ thể, cùng một tinh thần nỗ lực, nghiêm túc trong toàn hệ thống; có như vậy “cơ hội vàng” mới có thể thu về trái ngọt.
Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Thực tế việc triển khai một đạo luật là không hề dễ dàng. Có rất nhiều Luật khi đưa vào cuộc sống trở nên “đầu voi, đuôi chuột”, không đem lại hiệu quả như kỳ vọng ban đầu… Để những đặc thù của Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Hà Nội cần chuẩn bị những kịch bản, phương án chi tiết, cụ thể, cùng một tinh thần nỗ lực, nghiêm túc trong toàn hệ thống; có như vậy “cơ hội vàng” mới có thể thu về trái ngọt.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Luật Thủ đô quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước; đồng thời, bổ sung nhiều điểm mới thể hiện sự phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực, như tổ chức chính quyền đô thị, huy động nguồn lực xây dựng Thủ đô. Cùng với đó, Luật cũng có những cơ chế, chính sách mới liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển hạ tầng đô thị, giao thông xanh, đường sắt đô thị…

Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể chế hóa, không nỗ lực trong tổ chức thực hiện thì không phát huy được những đặc thù trên.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…
Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành - Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính (Sở Giao thông vận tải Hà Nội).

Đơn cử như trong lĩnh vực Giao thông vận tải (GTVT), theo Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành - Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở GTVT Hà Nội, các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này đã được đề cập trong Luật Thủ đô thực sự là những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai của ngành.

Đặc biệt, trong Luật đưa ra một khái niệm mới là “nhà đầu tư chiến lược”, trong đó có một số lĩnh vực dạng ưu tiên thu hút nhà đầu tư này như đường sắt đô thị, giao thông thông minh, gắn với chuyển đổi số... Cùng đó, Luật đã đưa ra khái niệm phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); đồng thời dành nguyên 1 điều trong Luật để quy định các nội dung cơ bản về cách thức triển khai thực hiện, thẩm quyền cũng như các cơ chế chính sách thực hiện mô hình này trong thời gian tới.

Hiện mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) đang được nhiều quốc gia, TP trên thế giới nghiên cứu, áp dụng song ở Việt Nam, đây vẫn còn là một mô hình phát triển đô thị, phát triển giao thông công cộng tương đối mới mẻ, mới bắt đầu được quan tâm, đề cập đến trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về TOD trong điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung, của TP Hà Nội nói riêng còn rất ít ỏi. Việc áp dụng mô hình TOD hiện nay còn một số khó khăn, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Tuy nhiên theo ông Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và TOD là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.

“Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng trình HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND là nghị quyết đặc thù về đầu tư xây dựng bến bãi đỗ xe, giao thông thông minh. Bên cạnh đó là một loạt cơ chế chính sách đang được xây dựng, trong đó có các chính sách về bến xe ngầm…”- ông Thành cho hay.

Cũng theo ông Phan Trường Thành, cần phải đa dạng các nguồn lực thực hiện, trong đó có nguồn lực ngân sách TP, vốn vay trái phiếu, huy động từ nguồn thu quyền sử dụng đất, huy động từ phát triển đô thị theo định hướng TOD, huy động từ ngân sách Trung ương hỗ trợ.

Hiện nay, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bộ GTVT đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ chí Minh để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, lộ trình thực hiện, cơ chế chính sách huy động nguồn lực thực hiện sẽ được đề cập đầy đủ, toàn diện làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Luật Thủ đô rất quan trọng với TP Hà Nội, giúp thành phố phát triển bứt phá nhanh hơn. Để hướng tới mục tiêu đó, TS. Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế cho rằng: Hà Nội phải xác định chuyển đổi số là lĩnh vực cần đẩy mạnh trong mọi mặt kinh tế - xã hội. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Hà Nội thúc đẩy quá trình xây dựng Thủ đô thành thành phố thông minh trong thời gian tới.

“Luật Thủ đô có mục tiêu, định hướng rõ ràng, sẽ xây dựng TP Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện thì không đơn giản. Tôi mong muốn Hà Nội tạo ra cơ chế để thực hiện chuyển đổi số, đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, rà soát hiện trạng - nhìn lại chúng ta đã làm được gì để điều chỉnh, khắc phục cho lộ trình mới”- TS Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Ông Hiệp cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần có cơ chế sử dụng, đào tạo nhân tài, phải có định hướng phục vụ chung cho chuyển đổi số. Đồng thời, TP cần bố trí nguồn vốn một phần phục vụ hành chính công, một phần ưu tiên phát triển doanh nghiệp bởi thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển ứng dụng số nhưng họ không có nguồn vốn, không có chính sách hỗ trợ về vốn...

Hà Nội cũng cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể, chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Thủ đô với những nội dung cụ thể cũng như có thiết kế tổng thể ban đầu cho chuyển đổi số, khoa học công nghệ.

Trong đó, việc quy hoạch không đơn thuần là xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số mà phải chi tiết từ cơ sở dữ liệu, tin học, số hóa, chuyển đổi số.

Thứ hai, Hà Nội phải chuẩn bị nguồn lực, với chi tiết thiết kế cho từng lĩnh vực ngành, từ nông nghiệp đến văn hoá, nghệ thuật, du lịch.

Thứ ba, thành phố phải quan tâm tới nguồn vốn ngân sách, phải có con số cụ thể và phân bố chi tiết cho từng ngành nghề. Ví dụ, hạ tầng phải có thiết kế, khi đã có thiết kế tổng thể thì quản lý được một cách đồng bộ trên phạm vi rộng.

Thứ tư, liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin các ban, sở, ngành cần xây dựng đồng bộ kế hoạch để liên thông, chia sẻ thông tin và quản lý được một cách tổng thể trên toàn TP.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Ngoài ra, để thể chế hóa Luật Thủ đô, phải xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, có chính sách để có quy định cụ thể cho hạ tầng internet, đáp ứng tốt tiến độ thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn... Cùng đó, phải có chính sách cụ thể về hành chính công để doanh nghiệp, người dân vui vẻ, tự nguyện thực hiện chuyển đổi số, cải cách nền hành chính công.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Luật Thủ đô năm 2024 với cơ chế đặc thù cho phép Hà Nội tăng mức xử phạt để tăng sức răn đe đối với những hành vi vi phạm trật tự đô thị, môi trường là cơ hội cho TP nâng cao ý thức người dân.

Quy định “trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP Hà Nội, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh” được dư luận Nhân dân hết sức quan tâm.

UBND TP Hà Nội khẳng định, quy định là biện pháp hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đối tượng áp dụng của biện pháp này khác với đối tượng áp dụng của các biện pháp quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Đồng thời, Luật Thủ đô năm 2024 quy định, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, Chủ tịch UBND các cấp mới được áp dụng biện pháp này; HĐND TP quy định chi tiết việc thực hiện biện pháp này.

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt… Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…
Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt… Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

Để thực hiện tốt điều này, các cấp, ngành cần thiết kế các mô hình nhằm tăng cường giám sát bảo đảm duy trì thực hiện các quy định của luật một cách đầy đủ, nghiêm khắc, đồng bộ, toàn diện, công bằng, công khai, minh bạch.

Thực tế, việc thực hiện các quy định luật pháp thường xảy ra tình trạng khó duy trì, kém hiệu lực, thậm chí là “xôi đỗ”, “đầu voi, đuôi chuột”... Với Luật Thủ đô năm 2024 cũng không phải ngoại lệ, nên cần hết sức tránh mắc phải những tình trạng này.

Để “Cơ hội vàng” này sẽ kết thành trái ngọt, các cấp, ngành đều phải coi đây là thời cơ nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, từ đó quyết tâm thực hiện. Cán bộ, đảng viên nêu gương, người dân đồng tình ủng hộ và coi thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 không chỉ là nhiệm vụ chung của TP mà là nghĩa vụ của từng người để cùng thay đổi tốt lên và đóng góp xây dựng Thủ đô...


Bài viết liên quan loạt bài "Đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống: Khơi thông nguồn lực, tạo đột phá để vươn tầm":

Bài 1: Giữ "mạch" quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương Bài 3: Linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ Luật Bài 4: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi

Tú Linh – Phạm Mạnh

Bài 5: Để cơ hội vàng thu về trái ngọt…

« Xem bài 4

Phạm Mạnh Tú Linh