eMag azine
20/09/2024 07:00
Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

20/09/2024 07:00

TTTĐ - Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã đồng bộ vào cuộc rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để chuẩn bị đến ngày Luật có hiệu lực thi hành, mở ra nhiều cơ hội mới cho xây dựng, phát triển Thủ đô.
Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã đồng bộ vào cuộc rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để chuẩn bị đến ngày Luật có hiệu lực thi hành, mở ra nhiều cơ hội mới cho xây dựng, phát triển Thủ đô.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới, mang tính đột phá cho Hà Nội. Để Luật nhanh chóng đi vào thực tiễn, UBND TP Hà Nội đã giao các đơn vị tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật vào thực tiễn cuộc sống.

Để đẩy nhanh việc tuyên truyền Luật Thủ đô (sửa đổi), UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 249/KH-UBND tổ chức phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Thủ đô đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở ; qua đó, nhằm tạo khí thế sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực; thúc đẩy các mô hình sáng kiến, sáng tạo trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định.

UBND TP Hà Nội cũng ban hành kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức và tập huấn thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không trùng lặp và phù hợp với tiến độ xây dựng các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện trong quá trình đề xuất, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật…

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội cho biết, những tháng còn lại của năm 2024, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, truyền thông về Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng hình thức phù hợp.

Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển khai tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Cùng với đó là xây dựng và phát hành tài liệu tuyên truyền về Luật Thủ đô; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Theo Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Phan Hồng Nguyên, nhiệm vụ trọng tâm của TP Hà Nội là tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Để thực hiện hiệu quả công tác này, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP cần nâng cao vai trò chỉ đạo, định hướng; mỗi ngành, địa phương trên địa bàn TP cần chủ động biên soạn tài liệu, chuẩn bị nội dung, tổ chức truyền thông chính sách.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội diễn ra hồi trung tuần tháng 8 vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP đã giao nhiệm vụ, từ tháng 9/2024 phải có sự chuyển động của toàn TP trong tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024.

Đồng thời, cần chuẩn bị thật tốt đội ngũ báo cáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn Luật.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cũng đã liên tục làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP, nhằm quán triệt yêu cầu, chỉ đạo sát sao tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, cũng như lắng nghe các đơn vị báo cáo tình hình thực tiễn, vướng mắc, khó khăn.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương
Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng đó, rà soát lại các văn bản liên quan đến lĩnh vực của đơn vị đang thực hiện hoặc có thể điều chỉnh trong thời gian tới gửi Sở Tư pháp để tổng hợp tổng thể, rà soát văn bản để điều chỉnh. Sau khi thực hiện điều chỉnh xong phải đưa lên hệ thống hóa các văn bản pháp luật để tiện tra cứu.

Nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực. Trong quá trình thực hiện cần có sự ưu tiên những việc cấp bách trước, nội dung nào làm sớm được thì thực hiện luôn, nội dung nào cần nghiên cứu kỹ sâu hơn có thể lùi lại...

Đối với các nội dung phối hợp, phải xác định rõ đơn vị chủ trì; đồng thời, quy trình xây dựng văn bản phải chặt chẽ. Trường hợp các bộ phối hợp với các sở ngành, lãnh đạo UBND TP sẽ chủ trì họp cùng, bởi đây là trách nhiệm của UBND thành phố.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội Nguyễn Minh Tấn, triển khai Luật Thủ đô 2024, Sở được giao chủ trì xây dựng 3 văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND TP ban hành, trong đó có quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, phối hợp xây dựng 16 nội dung với các sở, ban, ngành.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn

Đến nay, Sở TN&MT đã xây dựng nội dung tuyên truyền, các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Thủ đô; định hướng việc quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử của Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch và các nội dung khác có liên quan.

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, Sở được giao chủ trì tham mưu xây dựng Nghị quyết của HĐND TP đối với 5 nội dung liên quan tới các biện pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường; phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị và khu vực TOD; mức hỗ trợ lãi suất vay vốn trong 5 năm đầu đối với dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng…

Sở đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô, ban hành văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên chịu trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, chuyên môn phụ trách... Đồng thời, Sở kiến nghị TP có cơ chế đặc thù về nguồn kinh phí, mức chi, nội dung chi cho các hoạt động phục vụ xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND TP cho phép Sở được sử dụng nguồn ngân sách để thuê đơn vị tư vấn, các chuyên gia để nghiên cứu tham mưu những nội dung khó, phức tạp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Sở Nội vụ cũng triển khai rất sớm kế hoạch thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu cho biết, Sở được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Để tổ chức thực hiện, Sở Nội vụ thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng...

Để thúc đẩy thi hành Luật Thủ đô 2024 và cụ thể hoá nhiệm vụ đổi mới, sáng tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Thế Cương cho biết ngành GD&ĐT Hà Nội thực hiện đổi mới các khung chương trình đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với giáo viên, coi trọng chất lượng đào tạo giáo viên ở những nơi còn khó khăn, nơi điều kiện kinh tế, văn hoá chưa phát triển (như các xã dân tộc, miền núi), giúp thầy cô có kiến thức vững vàng để truyền dạy cho học sinh.

Trong điều kiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu như hiện nay, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tiên phong thực hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo để nâng cao trình độ giáo viên, như mô hình “ngân hàng giáo viên” hay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”. Các hoạt động này nhằm đưa thầy cô từ trường tốt đến trường chưa tốt, từ vùng nội thành đến ngoại thành để chia sẻ, trao truyền kinh nghiệm, từ đó kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các khu vực.

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

Khẳng định Sở GD&ĐT Hà Nội đã và sẽ tích cực, chủ động tham mưu UBND TP những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT Thủ đô, ông Trần Thế Cương cho biết: Ngày 27/8/2024, Sở đã ban hành Kế hoạch số 2973/KH-SGDĐT triển khai thi hành Điều 22 Luật Thủ đô 2024 về phát triển GD&ĐT. Tại văn bản này, Sở GD&ĐT Hà Nội giao các phòng trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ sẽ chủ trì tham mưu xây dựng 7 văn bản quy phạm pháp luật triển khai thi hành Điều 22 Luật Thủ đô.

Trong năm học 2024 - 2025, cùng với việc phát triển quy mô, Hà Nội sẽ tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; từng bước xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về GD&ĐT chất lượng cao.

Luật Thủ đô 2024 được thông qua, trong đó có nhiều quy định sẽ "mở đường" về quan điểm ở các lĩnh vực cụ thể, trong đó có lĩnh vực văn hóa - xã hội. TP đặt kỳ vọng lớn vào những thay đổi căn bản hơn trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Đồng thời, TP cũng kiến nghị với Chính phủ những vấn đề cụ thể như có cơ chế PPP (hợp tác công tư) để giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư trong văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, du lịch để doanh nghiệp phát triển.

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, trong Luật Thủ đô 2024 đã có thêm những quy định liên quan đế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có thêm các lĩnh vực là văn hóa ẩm thực, quảng cáo. “Trong lĩnh vực quảng cáo có phần miễn thuế thuê đất 10 năm và giảm từ 50% thời gian còn lại. Với thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế 4 năm và giảm từ 9 năm tiếp theo. Sở đã đưa ra những chính sách rất cụ thể trong qua trình tham mưu xây dựng Luật Thủ đô. Sau đây, chúng tôi sẽ báo cáo UBND, trình HĐND TP để áp dụng cho từng ngành, lĩnh vực” - Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng thông tin.

(còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống: Khơi thông nguồn lực, tạo đột phá để vươn tầm":

Bài 1: Giữ "mạch" quyết tâm tìm kiếm những chính sách đặc thù Bài 3: Linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ Luật Bài 4: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi Bài 5: Để "cơ hội vàng" thu về trái ngọt…

Tú Linh – Phạm Mạnh

Bài 2: Chủ động, trách nhiệm và khẩn trương

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Phạm Mạnh Tú Linh