Tag
Điều đọng lại sau những ngày chống dịch

Bài 1: Loại bỏ đáng kể những thói quen xấu

Văn hóa 03/03/2020 08:35
aa
TTTĐ - Hơn tháng qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Hà Nội cũng vậy. Những thiệt hại có thể đo đếm được nhưng chúng ta bước đầu chiến thắng trong “trận chiến” này bởi đã kiểm soát tốt tình hình và chưa có thương vong về người.

Bài 1: Loại bỏ đáng kể những thói quen xấu của người Hà Nội

Một điểm phát khẩu trang miễn phí và tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội)

Bài liên quan

Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường hợp chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

Hà Nội: Học sinh THPT có thể đi học từ ngày 9/3

Tuổi trẻ Hoàng Mai tích cực hỗ trợ công tác khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19

Bên cạnh đó, trong cái rủi có cái may. Điều đọng lại sau những tháng ngày tích cực phòng chống dịch, đấy là chúng ta gặt hái được những điều thật quý báu trong lĩnh vực văn hóa.

Với một thành phố hơn 8 triệu dân như Hà Nội, việc một bộ phận người nào đó còn tồn tại những hành vi, cư xử lệch chuẩn là điều khó tránh khỏi. Vậy mà, như gặp “chiếc đũa thần” của bà tiên, trong những ngày dịch bệnh Covid-19, một số thói quen xấu tự dưng gần như biến mất khỏi cộng đồng.

Tất cả chỉ là thói quen

Chẳng ai mong có dịch bệnh. Phố phường vắng vẻ đến mức… khó tin. Ai có việc gì phải đi đường thì nhanh nhanh chóng chóng để về nhà. Anh Lộc (sống và làm việc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) bảo bình thường cứ ra khỏi ngõ nhỏ nhà anh là gặp tắc đường. Nhiều khi ức chế vì những người thiếu văn minh, cứ chèn lên trước mặt ô tô để đám tắc càng tắc hơn.

Những lúc ấy, có va chạm là sẽ anh “nổi máu” lên cạu cọ vặc nhau liền. Thậm chí gặp phải người “ngang cành bứa” là anh sẵn sàng cho một bài học. Thế mà giờ, một là vì thưa người đi lại, một là do ai nấy đều sợ tiếp xúc, va chạm với người lạ nên nếu có lỡ va quệt vào nhau thì chỉ nhìn nhau một cách rất thiện cảm qua ánh mắt với gương mặt được bịt kín khẩu trang rồi đi, không hề xảy ra cãi cọ gì.

“Nếu ai cũng biết thông cảm và tránh rầy rà, phiền hà như thế thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết bao nhiêu. Có phải mình thích gây sự đâu nhưng nhiều khi gặp người khó chịu quá phải bày tỏ cho họ biết cư xử thế nào cho lịch sự”, anh Lộc nói.

Thời tiết bắt đầu nóng lên, nếu như mọi năm tầm này người Hà Nội đổ ra đường, gần các công viên, ven hồ để hóng gió, phơi nắng, đón chờ một mùa mới đã về sau nhiều ngày mưa dầm sùi sụt thì nay, lo ngại sự lây lan của dịch bệnh, ai nấy đều “hãm cái sự sung sướng đó lại”. Hồ Hoàng Cầu, hồ Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) xưa là “thiên đường” của các quán cà phê, trà đá, hàng ăn vặt giờ trở nên thông thoáng hơn.

Ngay cả các quán ăn trên “phố đồ nướng” Thượng Đình xưa tấp nập khách ra vào và các nhân viên bất chấp nguy hiểm lao ra cả đường vẫy chào, chèo kéo khách cũng im lìm yên ắng. Chị Ngân (Hà Đông, Hà Nội) thở phào vì các quán bia hơi gần nhà mình đóng cửa, trả mặt bằng gần hết.

“Sau nghị định 100, quán đã vắng khách, từ ngày Covid-19 hoành hành khắp thế giới, người Hà Nội cũng thấy sợ ăn uống ở môi trường công cộng nên bớt “hò dô” ồn ào. Tất nhiên cũng buồn cho chủ quán vì không bán buôn được nhưng mà thà như thế còn hơn vì những cuộc nhậu mà khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát, hàng xóm xung quanh đó lo ngại tiếng ồn và an ninh trật tự”, chị Ngân bày tỏ quan điểm.

Đường phố Hà Nội trở nên vắng vẻ hơn trong những ngày phòng, chống dịch Covid-19
Đường phố Hà Nội trở nên vắng vẻ hơn trong những ngày phòng, chống dịch Covid-19

Theo ghi nhận của chúng tôi, trước kia các quán trà đá hồn nhiên vô tư mở ra từ chập tối đến nửa đêm trên những địa điểm chả mấy đẹp và sạch như cầu Lủ hay các cầu nhỏ vắt qua sông Tô Lịch (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa đen ngòm vừa bốc mùi hôi thối kinh khủng.

Hay khá nhiều người Hà Nội có thói quen “vui đâu chầu đấy”, bất chấp sự nguy hiểm và ồn ào vẫn cứ tụ bạ tại hàng trà đá ở ngã tư Đại Cồ Việt - Giải Phóng. Đèn pha rọi xuống sáng quắc, đèn đỏ đèn xanh tứ bề hàng nghìn lượt xe cộ xả khói mỗi khi dừng đỗ. Mỗi lúc tàu hỏa chạy qua xình xịch kéo còi nhức óc.

Người ta vẫn điềm nhiên uống nước, cắn hạt dưa, hút thuốc lá, thuốc lào, ăn những loại hoa quả dầm, uống chén rượu trắng… phì phèo nhả khói, xả rác khiến người đi qua vừa ngứa mắt vừa bực mình.

Lực lượng chức năng đã cố gắng nhưng chưa giải tỏa được các hàng quán tự phát này. Vậy mà khi Covid-19 “ra quân”, chẳng ai bảo ai, khách không đến, chủ đương nhiên phải dẹp bỏ.

Nói như thế không phải công an, trật tự phường không có tác dụng. Dù sao họ vẫn là con người, vẫn còn tình cảm và sự cả nể. Còn Covid-19 nhỏ bé siêu hình nhưng “chẳng nể nang ai”.

Nói như anh Hoài, một “khách quen” tại quán trà đá ở cầu Lủ: “Chả dại vì cốc trà đá có khi người trước uống xong chưa kịp rửa đã rót cho người sau mà mang bệnh. Tất cả chỉ là thói quen thôi mà”.

Đúng, tất cả chỉ là thói quen, khi ta biết sợ điều này thì sẽ lại sợ điều khác. Rồi ta sẽ tìm ra cái gì là tốt cho mình, tốt cho mọi người để mà sắp xếp lại cuộc sống sau những ngày dịch bệnh dài này.

Biết vì cộng đồng cũng chính là vì mình

Nếu những ngày này tại Hà Nội, phòng tập thể dục, tập gym, siêu thị, nhà hàng khá vắng vẻ thì tại công viên hay trong các ngõ nhỏ, nhịp sống của người dân vẫn diễn ra khá sôi động. Thực hiện triệt để khuyến cáo của chính quyền và Bộ Y tế, không đến những nơi đông người, người Hà Nội rút về với cuộc sống bình lặng của mình.

Anh Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) là một người rất chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. Không đến phòng tập, anh ra công viên vào những lúc chiều muộn hoặc tối để chạy bộ. Ý thức cao mình là một “mắt xích” trong toàn xã hội, nếu bản thân sức đề kháng kém có thể mắc bệnh rồi lây cho vợ con, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nên anh tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo để vì mình cũng là vì cộng đồng.

Bà Hồng (Long Biên, Hà Nội) lại chọn cách đi bộ trong ngõ để cho khí huyết lưu thông, giảm đau đầu, mệt mỏi. Cả ngõ í ới gọi nhau, vài người cùng tập, người đi trước người đi sau, khẩu trang bịt kín, vừa đi vừa phổ biến tình hình dịch bệnh, các cách ăn uống, vệ sinh để nâng cao sức khỏe.

Cũng nhờ đi bộ trong ngõ mà ông Hải (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)… bỏ được tật khạc nhổ. Trước đây, do thói quen, ông cứ mặc nhiên nhổ ra rồi đi vào nhà hoặc đi làm. Đến giờ, hàng ngày bước đi trong ngõ, ông không thể mặc kệ được nữa.

Nào biết đó là “sản phẩm” của mình hay người khác, bước chân qua cứ thấy ghê ghê. Nhỡ nó mang giọt bắn chứa virus Corona chủng mới thì sao, nhỡ nó là mầm mống gây bệnh thì sao? Thôi thì “nhịn” hẳn. Xóm nhà ông Hải nhờ thế mà bớt đi một “mối nguy”.

Bà Hiền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì mừng ra mặt vì động viên được cậu con trai “công tử bột” suốt ngày ru rú trong nhà cắm mặt vào máy tính, điện thoại ra ngoài tập thể dục.

Cùng với việc mở cửa cho nắng, gió thông thoáng, căn phòng bừa bộn trước kia phải nói “rát cổ bỏng họng” các con bà mới dọn thì nay gọn gàng, ngăn nắp hơn. Hai bạn trẻ này còn hào hứng động viên cả ngõ dọn vệ sinh, vận động từng nhà không vứt rác bừa bãi.

“Sợ nhất là ống hút mình vừa uống, cốc nhựa mình vừa dùng người ta mang ra “tái sử dụng” nên em không vứt hộp đựng thức ăn, nước uống thừa trên vỉa hè nữa mà bóp bẹp, xé rách rồi cho vào thùng rác cẩn thận”, Hùng, một thanh niên ở gần trường Đại học Bách khoa Hà Nội tâm sự.

Lo ngại bệnh dịch có thể lây lan, tại các khu chung cư cao cấp ban quản lí tăng cường công nhân vệ sinh để sát khuẩn, vệ sinh hành lang, tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

Những hoạt động tuyên truyền về phòng chống dịch được đẩy mạnh tại Hà Nội
Những hoạt động tuyên truyền về phòng chống dịch được đẩy mạnh tại Hà Nội

Người dân Hà Nội cũng nghĩ ra nhiều “chiêu” để khỏi tiếp xúc với những nơi nhiều người sờ, nắm vào như đeo găng tay nilon, dùng thanh nhựa, mở cửa bằng lưng…

“Dịch bệnh đã thay đổi hẳn thói quen của rất nhiều người”, một chị phụ nữ ở khu chung cư Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) kể. Bã kẹo cao su, bãi nước bọt, rác thải do ăn uống, khẩu trang hầu hết được thu dọn, hạn chế chứ không còn “chềnh ềnh” ra nơi công cộng như trước nữa.

Bà Mến, một người hay phải di chuyển bằng xe bus lại thấy “nhẹ nhõm” hơn vì không còn phải chịu cảnh xô đẩy, chen lên xe hay nghe những nói chuyện oang oang bên tai ở bến xe, trên xe bus. Bởi dường như ai nấy đều thu mình lại, hạn chế các hành động bỗ bã, hồn nhiên để khỏi tiếp xúc hay làm ảnh hưởng đến người khác.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm