Tag

Bài 135: Đâu là “tấm khiên” bảo vệ y bác sĩ ?

Người Hà Nội 28/08/2017 08:13
aa
TTTĐ.VN - Một hành khách mắng chửi tiếp viên hàng không có thể bị cấm bay; người xâm hại máy quay của đài truyền hình có thể bị khởi tố... Tuy nhiên, trong ngành y, chưa vụ việc hành hung, đe dọa nào được xử nghiêm, trong khi đó, nhân viên y tế không được từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh. Do vậy, có ý kiến cho rằng cần phải có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi chửi bới, lăng mạ, hành hung nhân viên y tế.

Bài 135: Đâu là “tấm khiên” bảo vệ y bác sĩ ?

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 134: Bạo hành y tế - sự xuống cấp về đạo đức


Ở Mỹ, nạn bạo hành y tế cũng rất trầm trọng nhưng trái ngược với chúng ta, phản ứng của các cơ quan chức năng ở Mỹ lại rất tích cực. Năm 1996, cơ quan quản lí sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ đã ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa bạo hành công sở trong y tế và dịch vụ xã hội”. Hướng dẫn này được sửa đổi vào năm 2004 và mới đây, tháng 4/2015, ngay sau vụ một bác sĩ ở Boston bị bắn chết, lại được sửa đổi một lần nữa.

Hướng dẫn này đặc biệt chú ý đến việc đánh dấu và thông báo cho nhân viên y tế biết những khu vực và cá nhân bệnh nhân, thân nhân có nguy cơ hoặc có tiền sử bạo hành nhân viên y tế để có sự phòng bị đầy đủ. Cho đến nay, đã có nhiều bang trên nước Mỹ bắt buộc các bệnh viện phải thực hiện hướng dẫn này.


Bài 135: Đâu là “tấm khiên” bảo vệ y bác sĩ ?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm bác sĩ bị bạo hành

Sau mỗi vụ bạo hành, tâm lí hoang mang lo lắng khi hành nghề của nhân viên y tế lại tăng cao. Tâm lí bất an sẽ tác động đến mức độ tập trung, sự chính xác của các quyết định của nhân viên y tế. Trong hoàn cảnh như vậy, sai sót chuyên môn rất dễ xảy ra. Như vậy, người gánh chịu hậu quả lại chính là người bệnh.

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của Việt Nam cũng đã quy định "Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ".

Tuy nhiên, luật này không ngăn chặn hiệu quả nạn bạo hành nhân viên y tế. Đa số các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước gần như chưa có biện pháp hiệu quả đề phòng cũng như bảo vệ nhân viên y tế tránh được hiện tượng bạo hành.

Kì họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV đã đồng ý sửa đổi, bổ sung tình tiết tăng nặng khi hành hung người “đang chữa bệnh cho mình” vào Điều 134 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc từng bước ngăn chặn các hành vi hành hung nhân viên y tế.

Những vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế tại các bệnh viện đã diễn ra rải rác suốt từ đầu năm đến nay với mức độ ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Các vụ việc xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tuyến Trung ương chiếm 20%. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ chiếm 70%, điều dưỡng 15%.

Là người đề xuất và được Quốc hội đồng ý bổ sung vào Điều 134 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 tình tiết tăng nặng khi hành hung người “đang chăm sóc sức khỏe cho mình”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Đại học Y Hà Nội (đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) cho biết, việc tăng chế tài sẽ phần nào giúp các bác sĩ, bệnh viện yên tâm hơn.

“Những vụ hành hung y bác sĩ vẫn chưa thể kết thúc nhưng cũng mong rằng, sau 1 năm nữa, tỉ lệ các vụ tấn công nhân viên y tế giảm được 10% đã là hạnh phúc” - PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết, thực tế, hành lang pháp lí để bảo vệ nhân viên y tế khi đang thực hiện nhiệm vụ đã khá đầy đủ, được thể hiện tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự…

Ngoài ra, Tổng hội Y học Việt Nam, một số hội chuyên ngành... với tôn chỉ mục đích hoạt động là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên cũng phải có trách nhiệm đứng ra bảo vệ nhân viên y tế. Tuy nhiên, tình trạng bạo hành nhân viên y tế, hành hung bác sĩ vẫn không giảm mà ngày càng gia tăng.

Theo ông Nguyễn Huy Quang, để đánh giá vấn đề này, cần nhìn nhận qua 3 khía cạnh. Thứ nhất, vụ việc phát sinh do sự bức xúc của người bệnh, người nhà; thứ hai là các trường hợp bản thân người bệnh mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn từ bên ngoài rồi kéo vào bệnh viện giải quyết, khi bác sĩ can thiệp thì hành hung cả bác sĩ; thứ ba là đã có thù hằn trước đó đối với bác sĩ, nhân viên y tế.

“Trong 3 nguyên nhân đó thì nguyên nhân đầu tiên là người nhà bệnh nhân có bức xúc với tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế nên có những hành vi manh động, bất chấp pháp luật, đạo lí. Hành vi này luôn bị lên án mạnh mẽ song nếu như chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, thái độ phục vụ tốt hơn thì sẽ giảm được bức xúc của người bệnh. Đó chính là “tấm khiên” đầu tiên để nhân viên y tế tự bảo vệ cho mình” - ông Nguyễn Huy Quang phân tích.

Bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, bản thân ngành y tế cần thay đổi cách tiếp cận vấn nạn bạo hành y tế. Mỗi nhân viên y tế cần không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh; thực hiện cải tiến quy trình khám, chữa bệnh… trên tinh thần lấy người bệnh làm trung tâm, thì những mâu thuẫn dẫn đến xung đột sẽ giảm đến mức thấp nhất. Mặt khác, các hội nghề nghiệp cũng cần được thành lập sớm để bảo vệ thầy thuốc, không thể giao hết trách nhiệm cho chính quyền, hay cơ quan liên quan khác.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam Giải trí

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam

TTTĐ - Hoa hậu Nông Thúy Hằng sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn và đồng hành với đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế 2024.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiều 6/5/2024, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện). Triển lãm sẽ mở cửa tự do đón khách tham quan từ 7/5/2024 - 12/5/2024.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” Văn học

Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”

TTTĐ - “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Cuốn sách được NXB Trẻ gửi đến bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ Văn học

Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.
Xem thêm