Tag
Xã Nông thôn mới nỗ lực tìm cách “giữ chân” học trò nghèo

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn

Giáo dục 02/09/2024 11:00
aa
TTTĐ - Nhiều trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) lo ngại nếu xã lên Nông thôn mới thì các chế độ hỗ trợ cho học sinh sẽ bị cắt giảm, khiến việc lên lớp của học sinh sẽ gặp khó khăn.
Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ? Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?

TTTĐ - Phụ huynh, nhà trường lo ngại một số chế độ của học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bị ...

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Đăk Ang không được hưởng chế độ bán trú do khoảng cách từ nhà đến trường chưa đủ 4km trở lên (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khó khăn để "giữ chân" trò nghèo

Xã Đăk Ang là một xã vùng sâu, vùng xa và cách trung tâm huyện Ngọc Hồi khoảng 22km. Đặc biệt, xã Đăk Ang là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (khoảng 120 hộ/1.159 hộ, chiếm 10,35%). Trong đó, người đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu Xơ Đăng) chiếm 96%.

Năm 2023, xã Đăk Ang được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Tuy nhiên, xã Đăk Ang có 6 thôn thì cả 6 thôn đều đặc biệt khó khăn.

Trường Tiểu học Đăk Ang là đơn vị đóng chân trên địa bàn xã Đăk Ang. Năm học 2024 - 2025, toàn trường có 399 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5; học sinh chủ yếu sống tại 4 thôn gồm: Đăk Giá 1, Đăk Giá 2, Long Dôn và Đăk Blái.

Theo thầy Phan Đăng Việt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Ang, căn cứ Nghị định 116/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn thì nhà trường có 182 em học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ bán trú; còn lại các em phải tự về nhà ăn cơm trưa, nghỉ ngơi rồi chiều lại đến trường học.

Lý giải về việc 217 học sinh không được hưởng chế độ bán trú, thầy Phan Đăng Việt cho biết, trước đây xã Đăk Ang chưa hoàn thành xây dựng Nông thôn mới thì trường đóng chân tại khu vực III. Tuy nhiên, năm 2023, khi xã lên Nông thôn mới thì trường lại thuộc khu vực I.

Cùng với đó, để được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú thì nhà cách trường phải đảm bảo khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và 7km đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn.

Xét những điều kiện trên, toàn trường chỉ có 182 học sinh đủ điều kiện ăn bán trú. Đối với học sinh còn lại, các em sẽ phải tự về nhà hoặc có bố mẹ đón về.

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Nhà trường lo ngại nếu các em học sinh không được hưởng chế độ bán trú sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp và gây ra khó khăn về chất lượng giáo dục (Ảnh: Trần Nghĩa)

Thầy Phan Đăng Việt, trăn trở: “Đối với học sinh không được hưởng bán trú do không đủ điều kiện theo Nghị định 116 thì các em có nguy cơ bỏ học rất cao. Bởi hiện nay, nhà trường tổ chức dạy học cả ngày, khi các em về nửa buổi thì sẽ ở nhà và không đến lớp buổi chiều. Việc không duy trì được sĩ số học sinh trên lớp kéo theo chất lượng giáo dục cũng khó đảm bảo”.

Hiện nay, nhiều em học sinh cũng mang cơm đến lớp nhưng nhà trường cũng lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Chính vì vậy, nhà trường cũng hỗ trợ một số em có điều kiện khó khăn, nhà ở xa trường (gần 4km) được ăn, nghỉ trưa tại trường.

Cô Bùi Thị Hiên, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Đăk Ang chia sẻ: “Lớp 1B có 22 học sinh và đều thuộc thôn đặc biệt khó khăn. Năm học này, 17 học sinh của lớp được hưởng chế độ ăn bán trú, còn lại các em phải tự về nhà ăn. Do bố mẹ các em đi làm nương rẫy đến chiều tối mới trở về nhà, nên khi các em về giữa buổi thì chiều lại không lên lớp học”.

Cũng theo thầy Phan Đăng Việt, đầu năm học nhà trường đã phải kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ 30 chiếc xe đạp cho học sinh của nhà trường. Trước mắt, nhà trường đã trao số xe đạp này cho các học sinh nhà nằm cách xa trường, có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trong thời gian tới, nhà trường vẫn phải kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ xe đạp cho học sinh để giúp các em có thể được đến trường thuận lợi, đảm bảo sĩ số lớp học.

Bài 2: Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Chính phủ cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn (Ảnh: Trần Nghĩa)

Cần các chính sách đặc thù để hỗ trợ

Nằm cách xa trung tâm xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi), trường Tiểu học Kim Đồng gặp vô cùng khó khăn bởi 259 học sinh của trường đều là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và nằm tại thôn đặc biệt khó khăn.

Thầy Phan Đình Phong, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng cho biết, năm học 2024 - 2025 toàn trường có 259 học sinh; trong đó chỉ có 164 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ.

Hiện nay, nhà trường đang tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Khi hết giờ học buổi sáng, các học sinh không được hưởng chế độ bán trú (dưới 4km) thì phải về nhà tự ăn, nghỉ ngơi rồi buổi chiều lại lên lớp.

Tuy nhiên, do các gia đình là người đồng bào dân tộc thiểu số nên họ đi làm từ khoảng 7 giờ sáng và đến chiều mới trở về nhà.

Chính vì vậy, số học sinh không được hưởng chế độ bán trú khi về nhà không được ăn uống đảm bảo, không có bố mẹ đưa đón nên các em thường nghỉ học buổi chiều.

Cần có chính sách đặc thù đối với học sinh vùng sâu, khó khăn
Nhằm hỗ trợ các học sinh nhà xa trường, có điều kiện khó khăn, trường Tiểu học Đăk Ang đã kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ, trao tặng xe đạp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án tạm thời và khó "giữ chân" học sinh đến lớp (Ảnh: Trần Nghĩa)

Bên cạnh đó, nhà trường cũng lo ngại nếu xã lên Nông thôn mới thì một số chế độ của học sinh sẽ bị cắt giảm. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sĩ số học sinh trên lớp và chất lượng giáo dục.

“Trong trường hợp các em không còn được hưởng chế độ ăn bán trú thì nhà trường sẽ phải thực hiện “cặp lồng cơm đến lớp”. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải, bởi trên thực tế các hộ gia đình đều rất khó khăn, không đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh khi mang cơm đến lớp”, thầy Phan Đình Phong bày tỏ.

Trước những khó khăn hiện tại và lo ngại các chế độ của học sinh sẽ bị cắt giảm, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ, Nhà nước cần có các chính sách đặc thù để hỗ trợ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập được tốt hơn.

Bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, với những khó khăn của học sinh và nhà trường, trước mắt ngành Giáo dục tỉnh phát động nhân rộng mô hình bán trú dân nuôi, huy động sự chung tay của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc chăm sóc và đưa trẻ đến trường.

Đồng thời, ngành cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vận động tài trợ đối với học sinh như hỗ trợ ăn trưa, thiết bị dạy học và các điều kiện bán trú.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục duy trì bền vững các chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn như hỗ trợ kinh phí tổ chức ăn trưa cho học sinh; tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức bán trú hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc thù này.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm