Tag
"Giải mã" tình trạng ngập úng ở Thủ đô

Bài 2: "Cứu ngập" bắt đầu từ những việc nhỏ

Môi trường 09/06/2022 09:00
aa
TTTĐ - Tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn ở Hà Nội không phải đến bây giờ mới được nhắc tới. Thực tế, cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức năng của Thủ đô đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Hà Nội tiếp tục hứng mưa lớn, lực lượng chức năng kịp thời ứng trực ở các điểm ngập sâu Hà Nội: Nước rút nhanh sau cơn mưa lớn nhờ chủ động ứng phó Những công nhân “áo vàng” thầm lặng chống ngập cho Hà Nội

Sự vào cuộc quyết liệt của thành phố

Để giảm thiểu tiến tới chấm dứt tình trạng ngập úng, TP Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các hạng mục tiêu thoát nước. Trong đó, phải kể đến hai dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây Hà Nội gồm các quận: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, một số huyện ngoại thành là: Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội được triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng.

Đoạn đường Trường Chinh không còn cảnh ngập lụt khi mưa xuống (ảnh PL - VA)
Đoạn đường Trường Chinh không còn cảnh ngập lụt khi mưa xuống (ảnh PL - VA)

Trong đó, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa có công suất 120 m3/giây bơm nước từ lưu vực sông Nhuệ ra sông Đáy, giảm ngập úng cho quận Hà Đông, Thanh Xuân; Cụm công trình đầu mối Liên Mạc có công suất 170 m3/giây (gần gấp đôi trạm bơm Yên Sở) bơm nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng, giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận. Trước đó, dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016.

Bên cạnh việc thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng hệ thống cấp thoát nước, vấn đề chống ngập cho Hà Nội cũng luôn được các cấp uỷ, chính quyền, lực lượng chức năng đưa ra các cuộc họp quan trọng để bàn bạc, lắng nghe ý kiến chuyên gia nhằm tìm được giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Mới đây, báo cáo tại hội nghị giao ban công tác tháng 5/2022 của UBND TP Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong đề xuất đầu tư các trạm bơm tiêu thoát nước đô thị, hầm chứa nước tại khu vực trũng thấp, xây dựng bể ngầm điều tiết chứa nước mưa khu vực ngã 5 Bát Đàn - Đường Thành.

Tình trạng ngập úng ở phường Tứ Liên sẽ sớm được giải quyết
Tình trạng ngập úng ở phường Tứ Liên sẽ sớm được giải quyết

Riêng đối với tình trạng ngập úng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân phường Tứ Liên, Tây Hồ, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, tình trạng cứ mưa lớn là lại ngập úng tại khu vực này đã xảy ra từ lâu. Theo ông Khuyến, do hồ Tứ Liên bị ách tắc không có đường thoát, khi trời mưa, nước sẽ dâng lên cao, tràn vào khu dân cư. Sắp tới địa phương sẽ làm cống thoát nước để dẫn từ hồ Tứ Liên chảy sang hồ Tây. Trước mắt, quận bố trí các máy bơm công suất lớn tại hồ Tứ Liên để tiêu thoát nước. Khi nước rút, ngành y tế quận sẽ vào cuộc để xử lý môi trường sống tại khu dân cư này.

Ứng trực kịp thời ở vị trí "nóng"

Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thoát nước ở Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng ngập úng.

Quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh cho biết, dự báo năm 2022, thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường. Do đó, ngay sau khi kết thúc mùa mưa năm 2021, Công ty đã bảo dưỡng, sửa chữa ngay hệ thống máy bơm; nạo vét, hút bùn tại các cống, kênh, mương, làm thông thoáng hệ thống thoát nước... bảo đảm dẫn dòng tiêu thoát nước về các hồ, cũng như điều tiết nước về trạm bơm Yên Sở nhanh nhất khi xảy ra mưa lớn.

Bóng áo vàng ở những điểm trọng yếu khi xảy ra ngập lụt
Hình ảnh công nhân áo vàng ở những điểm trọng yếu khi xảy ra ngập lụt

Theo ông Phan Hoài Minh, cùng với việc nạo vét, khởi thông dòng chảy, hiện đơn vị đã xây dựng kế hoạch thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa năm 2022 với các giải pháp cho từng lưu vực. Trong đó, đối với lưu vực sông Tô Lịch, bên cạnh việc tăng cường duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa, kiểm soát mực nước đệm trên hệ thống, Công ty đã xây dựng kế hoạch ứng trực chi tiết, triển khai lực lượng tại điểm úng ngập khi có mưa.

Cảnh báo sớm để người dân yên tâm di chuyển khi mưa lớn qua những khu vực ngập nước
Cảnh báo sớm để người dân yên tâm di chuyển khi mưa lớn qua những khu vực ngập nước

Được biết, trong thời gian tới, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội phấn đấu từng bước khắc phục những tồn tại trên hệ thống thoát nước nhằm bảo đảm cuộc sống, nhu cầu đi lại của người dân. Song, cùng với sự quyết tâm cao độ nhằm giảm thiểu tình trạng úng ngập tại Thủ đô, lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội cũng không giấu được lo lắng cho công tác tiêu thoát nước tại khu vực phía Tây Hà Nội - lưu vực sông Nhuệ, nơi khả năng tiếp nhận nước chỉ đạt 50mm/ngày, trong bối cảnh thời tiết năm 2022 tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường hơn những năm trước.

(Còn nữa)

Năm 2021, TP đã xóa bỏ được 5 điểm úng ngập (Thanh Đàm; Trường Chinh; Giải Phóng; Đội Cấn; Phạm Văn Đồng); 5 điểm đã giảm thiểu thời gian và chiều sâu úng ngập khoảng 50% so với các năm trước: Thụy Khuê, Minh Khai, Hoa Bằng, Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp…

Tuy nhiên, TP vẫn còn 5 điểm chưa cải thiện nhiều về tình trạng úng ngập: Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Phùng Hưng; Cao Bá Quát; Nguyễn Chính; đường gom Đại lộ Thăng Long.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Đồng bằng Bắc bộ, năm 2022 tiếp tục là năm có thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường. Nắng nóng xuất hiện nhiều hơn kèm theo đó là những trận mưa bất thường, không theo quy luật có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc “chống ngập” không phải là vấn đề một sớm, một chiều có thể giải quyết ngay được. Vì vậy, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, ngành, lực lượng chức năng TP Hà Nội, bài toán “chống ngập” cho Thủ đô vẫn cần lời giải “đặc trị”.

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm