Tag
Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở: Hiệu quả từ loa phường

Bài 2: Loa phường - "cánh tay nối dài" đưa chính sách đến gần dân hơn

Xã hội 28/07/2022 09:00
aa
TTTĐ - Loa phát thanh đã tồn tại suốt nhiều thập kỉ. Nó gắn liền trong kí ức tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người dân Hà thành. Ngày nay, trong sự ồn ào của phố thị, một số người dân “bỗng hết yêu”, thậm chí cho rằng, loa phát thanh gây phiền toái. Thực tế, trong “cơn bão” thông tin như hiện nay, khi mạng xã hội lên ngôi, tin giả tràn lan, gây hoang mang dư luận, làm nhiễu loạn lòng tin của người dân thì hệ thống thông tin chính thống từ loa phát thanh chính là “cánh tay nối dài” trong việc đưa những chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần dân hơn, chuẩn xác hơn với độ bao phủ rộng rãi hơn.
Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở: Hiệu quả từ loa phường
Loa phường "len lỏi" ngõ thôn, đẩy lùi tin đồn về dịch Covid-19 Khi loa phường, xã vào cuộc tuyên truyền bầu cử và phòng chống dịch Covid-19... Đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

Tiếng loa phường - ngày ấy, bây giờ

Hệ thống thông tin cơ sở có một phương tiện đã và đang tồn tại từ rất lâu đời đó là loa truyền thanh. Phương tiện này được trang bị cho các cộng đồng cư dân từ xóm, thôn, làng bản đến các phố phường... và được người dân thường gọi bằng cái tên dân dã: “loa phường”.

Bài 2: Loa phường -
Tiếng loa phường nhắc nhớ về một thời hào hùng trong kí ức của người dân Hà thành

Thế hệ U60, U70..., đã "ghim" những kỷ niệm không thể nào quên về loa phường. Nó nhắc nhớ về một thời hào hùng, một thời đạn bom, một thời oanh liệt. Cho đến tận bây giờ, tiếng loa phường vẫn văng vẳng bên tai họ.

Bà Nguyễn Thị Lan (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) kể lại, hồi ấy ở hầu hết các hộ gia đình nông thôn, máy thu thanh (radio) và đồng hồ báo thức còn hiếm lắm. Người dân phải dựa vào loa truyền thanh để biết tin tức và mốc thời gian. Đài bắt đầu phát tức là 5 giờ. Thích nhất là bản nhạc báo hiệu 6 giờ, 18 giờ, 21 giờ-một bản nhạc với giai điệu, tiết tấu rất cuốn hút người nghe. Nếu được phát trọn vẹn, nó dài tới 3 phút. Ngay sau khi bản nhạc kết thúc là 6 tiếng “tút”, tiếng cuối cùng cao vút lên. Âm thanh ấy đi vào tiềm thức của tất cả mọi người ở nơi có loa truyền thanh công cộng.

Ở Thủ đô Hà Nội, rất nhiều người dân cũng không quên một ký ức đẹp trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Đó là tiếng phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn thuộc Xí nghiệp Truyền thanh Hà Nội đọc hiệu lệnh báo động máy bay trên loa truyền thanh, phủ khắp các phố phường: “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội… cây số. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn”…

Và rồi, trong suốt nhiều thập kỉ, người dân Hà Nội đã quen thuộc với hình ảnh chiếc loa phóng thanh được mắc trên các cột điện, cây cao ở khắp các ngõ xóm, thôn làng để tuyên truyền tới người dân về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhờ có hệ thống loa phát thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, thậm chí đến các khu dân cư, thôn xóm nên đã cung cấp thông tin thiết yếu đến Nhân dân rất hiệu quả.

Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khả năng truyền đạt tin tức nhanh, chính xác của các thiết bị tân tiến, hiện đại đã có lúc "đe dọa số phận" loa phường. Khi một số người cho rằng, loa phường đang khiến cuộc sống của họ gặp nhiều phiền toái thì nhiều người già lại bày tỏ, việc bỏ loa phường không khác gì biến họ thành những người “mù” thông tin.

Bà Nguyễn Thị Mến (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi già không sử dụng thành thạo internet, mắt kém cũng không đọc báo được nữa, không có loa phường thì người già chúng tôi mù thông tin. Vì vậy, tôi ủng hộ việc tiếp tục sử dụng loa phường”.

Không phải chỉ những người thế hệ 5X, 6X mới thích nghe loa phường mà với cả những người trẻ thế hệ 8X, đầu 9X, tiếng loa phường cũng đã nhiều năm liền gắn bó với tuổi thơ của họ. Chị Nguyễn Thị Nhanh (sinh năm 1989, ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi vẫn rất thích khi nghe tiếng loa phát thanh, đặc biệt là mỗi lần về quê ngoại ở Phú Xuyên. Cứ khoảng 6h thấy tiếng loa phát thanh là tôi gọi các con dậy đi bộ ra cánh đồng tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Mỗi lần như thế, tôi lại có dịp kể cho các con nghe về tuổi thơ của mình. Tiếng loa phát thanh gắn liền với nhiều hồi ức đẹp đẽ của cả gia đình tôi".

Đã quá thân quen với khung giờ phát thanh nên hàng ngày, cứ vào lúc 6h sáng, người dân thôn Lưu Thượng (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) lại í ới gọi nhau ra nhà văn hóa của thôn vừa để tập thể dục, vừa để nghe các thông tin thời sự được phát trên loa.

Ông Nguyễn Văn Thướng (xóm 3, thôn Lưu Thượng) chia sẻ: “Những người cao tuổi trong thôn thường rủ nhau ra sân nhà văn hóa để tập thể dục dưỡng sinh, vừa để nghe các thông tin về tình hình an ninh trật tự của địa phương được phát trên loa. Những ngày dịch bệnh năm ngoái, nhờ loa phát thanh, chúng tôi được cập nhật tin tức, tình hình dịch bệnh trong thôn, xã rất chi tiết, kịp thời”.

Kênh thông tin phản biện tin giả hiệu quả

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 579 đài truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cung cấp thông tin thiết yếu đến Nhân dân. Loa truyền thanh cấp xã được bố trí đến các khu dân cư, thôn xóm, được xem là kênh chủ lực trong công tác thông tin tuyên truyền ở cơ sở.

Bài 2: Loa phường -
Chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn xã kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, miệt mài ngày đêm cập nhật tin tức đến người dân

Thực tế cho thấy, loa phường là sức mạnh của chính quyền, là sợi dây nối giữa Nhân dân với Đảng. Trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, chiến tranh) thì loa phường là công cụ báo động và hướng dẫn người dân hiệu quả nhất, có thể thiết lập các trạm loa phường rất nhanh chóng lại không sợ bị gián đoạn, còn các phương tiện khác (truyền hình, mạng Internet) rất dễ bị gây nhiễu.

Năm 2020, khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, nhiều người mới nhận ra hệ thống các trạm phát thanh, hệ thống loa phường là rất quan trọng, rất cần thiết trong tình huống khẩn cấp. Khi đi về các khu phố, làng quê, thôn bản còn nhận thấy rõ hơn điều này. Đối với các cụ lớn tuổi, người lao động chân tay, công nhân nhà máy, các tiểu thương bán hàng ở chợ… vốn không thường xuyên lên mạng, xem tivi, đọc báo thì việc sử dụng loa phường truyền thanh thông tin về dịch bệnh ở mỗi xã, phường là rất hữu ích, kịp thời cung cấp thông tin để người dân nắm được. Thông tin về dịch bệnh tuy có khắp mọi nơi từ tivi, báo đài, Internet... nhưng chủ yếu là các tin về diễn biến chung trên toàn quốc. Còn những thông tin gần gũi, cụ thể nhất với một khu phố (gia đình nào trong khu phố có người nhiễm bệnh, căn nhà nào cần kiểm tra, cá nhân nào phải cách ly) thì chỉ có hệ thống loa phường cung cấp, đây là vai trò của loa phường mà các hệ thống khác không thể thay thế được.

Những bản tin về dịch bệnh COVID-19 đều đặn mỗi ngày thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở len lỏi về từng ngõ xóm. Nhờ đó, nhiều người dân đã thay đổi thói quen, biết đeo khẩu trang mỗi ngày và không còn hoang mang trước những tin đồn về dịch bệnh.

Chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã hượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cho biết, trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Đài Truyền thanh xã đã tăng cường thời lượng các bản tin. Cụ thể, đài phát thanh xã đã tăng thời lượng tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh huyện, lên 4 khung giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết.

“Tại thời điểm dịch bùng phát, trước hoặc sau giờ tiếp âm, Đài Truyền thanh xã sẽ tập trung tuyên truyền các nội dung chỉ đạo riêng của địa phương. Ngay khi có thông tin mới về tình hình dịch bệnh, tôi khẩn trương chuyển tải để người dân trên địa bàn xã nắm bắt đầy đủ. Đồng thời, chúng tôi tuyên truyền các biện pháp phòng dịch COVID-19 của Bộ Y tế để người dân tuân thủ thực hiện nghiêm sự chỉ đạo cấp trên. Bên cạnh công việc tuyên truyền hằng ngày, mỗi khi nhận được công điện, thông báo khẩn của các cấp, ngành, tôi lập tức có mặt tại Đài Truyền thanh xã để thực hiện nhiệm vụ”, chị Hồng chia sẻ.

Nhờ những bản tin của các phát thanh viên trên mỗi bản tin sáng, trưa, chiều, tối, người dân Thủ đô tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng đồng lòng nâng cao tinh thần chống dịch.

Không chỉ vậy, trong thời gian chuẩn bị diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, hệ thống loa phát thanh của địa phương cũng góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền sâu rộng đến người dân về công tác bầu cử, những điểm mới của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND để người dân nắm bắt và hiểu rõ về trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử.

Đặc biệt hơn là, khi những thông tin giả, tiêu cực đang tràn lan trên các nền tảng internet thì thông tin từ loa phường mang tính chuẩn xác cao, giúp chính quyền phản biện giúp người dân được tiếp nhận những thông tin chính thống quan trọng hàng ngày tại nơi mình sinh sống.

Ví dụ như sự việc vừa diễn ra vài ngày trước, khi đi bộ ở hồ Thạch Bàn, người viết giật mình khi nghe một nhóm các cô tuổi trung niên tập thể dục và bàn tán xôn xao về việc vừa đọc thông tin trên Facebook viết một nghệ sĩ rất nổi tiếng qua đời. Xác minh lại thì thấy thông tin đó hoàn toàn là bịa đặt. Thế mới thấy, sự đáng sợ của tin giả đang tràn lan trên mạng xã hội. Đáng lo hơn khi rất nhiều người dân chưa biết cách phân biệt tin giả, tin thật nên khi biết thông tin sai sự thật lại thường "chẹp miệng" mắng nhiếc: "Báo lá cải". Nhưng kì thực, thông tin đó do những trang thông tin xã hội, thậm chí là một vài cá nhân tự bịa đặt câu view trên mạng xã hội, chứ đâu phải thông tin từ một trang báo chính thống. Vì thế, những bản tin chính thống được phát trên loa phường vô cùng quan trọng. Nó chính là một kênh thông tin nối dài đến từng cơ sở, có thể len lỏi đến mọi ngõ ngách và quan trọng hơn cả là: "loa nói, dân tin".

Người viết từng được nghe kể về một cuộc họp xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tại một tổ dân phố thuộc địa bàn quận Long Biên. Cuộc họp tập trung giải quyết vấn đề “nóng sốt” về cái loa truyền thanh phường. Khi có một số ý kiến về việc bỏ loa phường, một cựu chiến binh liền phát biểu: “Đài truyền thanh phường là tiếng nói của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Cụ thể là của lãnh đạo - Ủy ban Nhân dân phường, nhằm thông tin những vấn đề quan trọng và thiết thực mà các phương tiện truyền thông khác không đáp ứng được. Ví dụ như tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất dịch vụ, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại địa bàn phường, rồi chuyện ngừng cấp nước, sửa chữa điện hay tin đánh rơi chìa khóa, giấy tờ xe ô tô... để ai nhặt được thì còn biết... Nghe vậy, nhiều người mới ớ ra, nếu không có truyền thanh cơ sở thì không khéo trở thành người lạc hậu ngay tại tổ, tại phường mình.

Nói như vậy để thấy, dù nhiều người yêu, kẻ ghét nhưng rõ ràng loa phát thanh vẫn rất cần thiết, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị tại địa phương, đồng thời là phương tiện hữu ích với một bộ phận lớn người dân. Điều quan trọng là làm thế nào để tiếng loa phát thanh ngày càng phát huy hiệu quả, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng Pháp luật

Cảnh sát giao thông Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng

TTTĐ - Đến 16h ngày 26/7, thông tin về việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trang trọng, an toàn được phát đi từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội.
Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Xem thêm