Tag
Phát huy văn hóa ngàn năm Thăng Long, bình tĩnh vượt dịch Corona

Bài 2: Mỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch

Văn hóa 04/02/2020 10:02
aa
TTTĐ - Nếu nói mỗi gia đình là một tế bào của xã hội thì trong cuộc chiến chống dịch do virus nCoV gây ra lần này, tại Hà Nội tinh thần đó lại càng phải phát huy cao để hình thành văn hóa thời virus Corona.

Bài 2: Mỗi gia đình là một “pháo đài”

Ở bên nhau trong những ngày phòng, chống virus Corona khiến gia đình đầm ấm, gắn kết hơn

Bài liên quan

Bài 1: Sự vào cuộc của toàn thành phố để phòng, chống virus Corona

“Thành trì” vững chắc chống lại nCoV

Ngôi nhà là nơi mọi người trở về sau những buổi lao động, học tập, hoạt động ngoài xã hội. Đây cũng là nơi mỗi người ra đi để hòa nhập vào xã hội thực hiện các chức năng của mình.

Với gia đình, chúng ta cùng thực hiện các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như chuyện trò, thể hiện tình cảm, ăn uống chung, vệ sinh cá nhân… Vì sinh hoạt chung trong không gian tương đối nhỏ, sự tiếp xúc trong gia đình là gần gũi hơn cả, nguy cơ lây nhiễm virus Corona cũng khá cao.

Thực tế cho thấy, ngay từ khi khởi phát bệnh dịch tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã có nhiều bệnh nhân cùng một gia đình bị lây nhiễm sang nhau. Điều đó cho thấy, việc phòng chống dịch nCoV tại các gia đình hết sức quan trọng.

Chị Hương Trà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, bố mẹ chồng chị đều là cán bộ về hưu. Ông bà có thời gian rỗi nên rất chăm chỉ nghe đài, đọc báo, xem truyền hình để cập nhật tình hình dịch bệnh.

Mỗi khi chị và chồng đi làm về, ông bà đều nhắc nhở thay khẩu trang, quần áo, rửa tay bằng nước xà phòng diệt khuẩn, thậm chí còn phải tắm rửa sạch sẽ mới cho bế, ẵm vui chơi với con cái hoặc làm việc nhà.

Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách hữu hiệu phòng chống lây nhiễm virus Corona đối với mọi người trong gia đình
Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách hữu hiệu phòng chống lây nhiễm virus Corona đối với mọi người trong gia đình

Đặc biệt, ông bà nhắc nhở hai vợ chồng chị cũng như các con, cháu tuyệt đối nghe theo khuyến cáo, thông tin chính thống từ Bộ, Sở Y tế và báo đài của Nhà nước. Với những thông tin từ mạng xã hội, trang cá nhân, bố mẹ chồng chị Trà nhắc nhở mọi người phải kiểm chứng, chớ nên chia sẻ hay lan truyền rộng rãi làm tình hình càng trở nên phức tạp.

“Có ông bà luôn nhắc nhở, trông các con được nghỉ học để tránh dịch virus Corona nên mình mới yên tâm công tác cũng như không hoảng sợ trước bệnh dịch”, chị Hương Trà tâm sự.

Vốn là ông bố trẻ đảm đang, anh Thanh Tuấn (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) được tiếng biết chăm lo cho gia đình. Từ ngày có dịch virus Corona, anh càng thể hiện sự quan tâm đến những người thân yêu sống trong cùng một mái nhà bằng cách tự tay nấu những món ăn chín, giàu dinh dưỡng và vitamin để mọi người tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó, anh cũng động viên vợ con cùng tập thể dục đều đặn, sinh hoạt đúng giờ giấc, ăn ngủ khoa học, tránh ốm đau vào lúc này. Anh cho biết: “Cả nhà mình rất bình tĩnh, không hoang mang, không sợ hãi. Quan trọng nhất là chúng ta biết cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân, tăng sức đề kháng, hạn chế đến chỗ đông người nếu không thật sự cần thiết. Những biện pháp này đã góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh cho mình và bớt mối nguy lây lan cho mọi người”.

Bà Nguyễn Thị Ninh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thì không chỉ nêu gương cho các con cháu bằng lối sống lành mạnh, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ mà còn huy động mọi người trong ngõ xóm đẩy mạnh việc dọn vệ sinh tổ dân phố.

Dịch nCoV xảy ra đúng vào lúc mưa lạnh, ẩm ướt, trong nhà ngoài ngõ đều bẩn, chỉ cần một vài người vô ý thức như để thức ăn thừa vương vãi ra đường, thả vật nuôi vệ sinh bừa bãi thì ai nấy đều “hưởng đủ”.

Vi khuẩn từ thức ăn, rác, chất thải sinh hoạt phân hủy quện với bùn đất theo bước chân, bánh xe vào nhà, tấn công từng người làm suy giảm sức đề kháng cũng là một cách “mở cửa” để Corona có cơ hội tác oai tác quái.

“Giữ gìn môi trường sạch sẽ, đảo bảo sức khỏe của từng gia đình thì mới làm cho toàn thành phố khỏe mạnh, sạch sẽ được”, bà Ninh tâm niệm. Bà cũng nhắc nhở mọi người trong gia đình bớt những hành động thiếu văn minh nơi công cộng như khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, nói năng văng mạng thiếu ý thức... làm bẩn môi trường, tăng khả năng mắc dịch bệnh.

Như vậy, việc gia đình thực hiện tốt công tác này giúp ích rất lớn cho công cuộc chống dịch chung của cả thành phố và cả nước.

Cơ hội gắn kết, xây dựng nền tảng văn hóa gia đình

Gia đình là nơi chúng ta yêu thương, tin tưởng và được hưởng sự giáo dục đầu tiên, kéo dài suốt đời. Do vậy, có những chuyện chỉ người trong nhà mới có thể thay đổi đó là thái độ, lối ứng xử của nhau.

Chị Lan Phương thường trú ở Thành phố Hồ Chí Minh than phiền rằng, bố mẹ chị sống tại Đông Anh (Hà Nội) vẫn “coi trời bằng vung”, “điếc không sợ súng”, nghĩ rằng con virus nó chừa mình ra.

Bố chị làm bảo vệ ở một công ty, hằng ngày tiếp xúc với cả trăm công nhân nhưng nhất quyết không chịu đeo khẩu trang. Mẹ chị thì nhân dịp các cháu được nghỉ cũng dẫn đi khắp nơi, cứ chỗ nào đông vui là xông vào. Em trai và em dâu không thuyết phục được bố mẹ nên cuống lên “cầu cứu” chị Phương.

Mất mấy ngày liền chị Phương gọi điện nói hết nước hết cái, cuối cùng “dọa” không về nhà nữa thì ông bà mới vội vàng đeo khẩu trang, chăm chỉ rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ hơn.

Chị Hồng Hà (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng gặp tình trạng tương tự. Mẹ chị bán rau ngoài chợ cóc, phơi nắng mưa đã đành, sức khỏe kém, suốt ngày trả lời, nói chuyện với khách, nền chợ thì ướt bẩn nhưng vẫn không chịu đeo khẩu trang. Chị Hà tối nào cũng đi từ Cầu Giấy sang Long Biên để đọc báo, phổ biến tin tức cho mẹ.

Cuối cùng, trước sự lo lắng của con gái, bà cũng phải cầm mấy hộp khẩu trang của con mua cho vì hiểu ra rằng nếu không đeo, chính bản thân bà có thể bị bệnh và còn lây sang cho con trai, con dâu và cháu nội ở cùng nhà nữa.

Bà Hải (ở quận Đống Đa, Hà Nội) bình thường rất hay sang hàng xóm chuyện trò, tâm sự nay bỗng dưng ở hẳn nhà, chợ cũng không dám đi. Anh Tâm con trai bà hỏi ra thì biết chị M cạnh nhà họ quê ở Vĩnh Phúc mà ở đó thì đã có người bị bệnh nên bà Hải tránh xa. Bà còn gọi điện thì thầm bảo các ông bà thân quen là đừng tiếp xúc qua lại với bất cứ ai trong nhà chị M nữa.

Anh Tâm phải vội vàng trấn an rằng chị M quê ở huyện Tam Dương trong khi người bị bệnh ở huyện Bình Xuyên. Anh cũng đã hỏi rõ từ Tết giờ chị M không về quê, không tiếp xúc với họ hàng ở Vĩnh Phúc. Như vậy chưa chắc chị M đã có khả năng bị bệnh, đừng làm như vậy mà mất tình hàng xóm thì bà Hải mới tạm nguôi nỗi sợ.

Thu xếp chăm sóc con cái nhiều hơn dịp các con nghỉ học tránh virus Corona cũng khiến tình cảm gia đình bền chặt hơn
Thu xếp chăm sóc con cái nhiều hơn dịp các con nghỉ học tránh virus Corona cũng khiến tình cảm gia đình bền chặt hơn

Đây cũng là dịp để các gia đình gắn kết với nhau, ứng xử có văn hóa với hàng xóm và những người xung quanh. Chị Lan Phương nói nếu không có dịch này chắc chị cũng không biết là mình lo cho bố mẹ, các em và cháu đến độ mất ăn, mất ngủ như vậy.

Còn chị Thúy ở quận Long Biên lại có thêm những trải nghiệm thú vị trong những ngày ở nhà chống dịch. Bình thường, hai vợ chồng đều làm ngành du lịch, công việc bận bịu suốt ngày ít có thời gian chăm sóc các con. Nay hai đứa trẻ con được nghỉ học, hai vợ chồng không đi làm, ở nhà cùng con nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, dạy con học, vui chơi, thấy ấm áp hẳn.

Chị Thúy thú nhận: “Trước kia hai vợ chồng mình khắc khẩu, có chuyện gì mâu thuẫn, xích mích là cãi nhau gay gắt luôn, không ai nhịn ai. Thế rồi ai vào việc nấy vì cũng ít có thời gian bên nhau. Bây giờ không thể bất hòa trước mặt các con, mình và chồng mỗi người đều nhịn đi một chút, tự dưng mình thấy yêu gia đình hơn rất nhiều”.

Không những thế, anh chị còn nhận trông con giúp hai gia đình hàng xóm không thể nghỉ việc. Ngày trước các con anh chị theo bố mẹ cũng không qua lại với hai gia đình này nhưng từ hôm ở nhà chơi với nhau, những đứa trẻ thân thiết như anh em trong nhà làm người lớn đều thay đổi, cởi mở với nhau hơn.

“Đó là hạnh phúc và bài học không dễ gì có được”, chị Thúy vui mừng vì mình có thêm những “đứa con” và những người bạn để cùng nhau vượt qua dịch virus Corona.

(Còn nữa)

Bài liên quan

Không để "giật mình" khi có dịch xảy ra

Virus Corona: Hiểu đúng để hành động đúng

Những tình nguyện viên âm thầm tại tâm dịch Vũ Hán

EVN HANOI chung tay ứng phó dịch bệnh do virus Corona

Lan tỏa hành động đẹp trong “bão dịch” Corona

Đọc thêm

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Rực rỡ hơn cả thanh xuân với quà tặng trang sức từ DOJI Thời trang - Làm đẹp

Rực rỡ hơn cả thanh xuân với quà tặng trang sức từ DOJI

TTTĐ - Tháng 11 - khi những tia nắng dịu dàng cuối thu đang mời gọi, là lúc sẵn sàng cho những cuộc hội ngộ đầy xúc động, nơi những người bạn xưa cũ gặp lại nhau để sẻ chia ký ức, và cùng nhau ôn lại những tháng ngày thanh xuân đẹp đẽ.
Xem thêm