Tag
Đừng để đuối nước mãi là nỗi ám ảnh

Bài 2: Nỗi đau mang tên “chết đuối”

Camera 360 trẻ 09/06/2023 09:51
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây và có thể vẫn tiếp diễn nhiều vụ chết đuối xảy ra, mà một trong những lý do là thiếu kỹ năng bơi lội, phòng bị đuối nước. Cứ “đến hẹn lại lên” vào mùa hè, tỷ lệ tử vong do đuối nước tăng cao, hơn lúc nào hết chúng ta cần cấp bách những giải pháp.
“Chết đuối” đến nơi, doanh nghiệp vẫn chờ “phao cứu sinh” từ ngân hàng “Chết đuối” đến nơi, doanh nghiệp vẫn chờ “phao cứu sinh” từ ngân hàng

Liên tiếp những cái chết thương tâm

Những vụ tai nạn đuối nước gây tử vong xảy ra liên tiếp ở các địa phương. Mới đây, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hòa Bình, vào khoảng 15 giờ chiều 5/6, tại khu vực hạ lưu sông Đà, thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình đã xảy ra vụ đuối nước làm hai bé gái sinh năm 2011 và 2010 tử vong.

Khu vực xảy ra vụ tai nạn đuối nước thương tâm là nơi đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm; Đồng thời, lực lượng chức năng thường xuyên sử dụng loa, các phương tiện đường thủy để cảnh báo, yêu cầu người dân không được tắm sông vì có nhiều vực xoáy, nước chảy xiết rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vào các buổi chiều, nhiều người dân vẫn đến khu vực này để bơi lội, bất chấp sự cảnh báo của các cấp chính quyền địa phương.

Ngày 3/6, lãnh đạo UBND xã Đặng Cương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng cho biết, trên địa bàn xảy ra vụ đuối nước khiến bé trai 12 tuổi tử vong. Đây là học sinh đang trong thời gian nghỉ hè. Trước đó, ngày 20/5, bốn em học sinh đã tử vong khi rủ nhau đi tắm tại khu vực kênh Sông Quao, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Em bé rơi vào nguy kịch vì đuối nước
Một em bé rơi vào nguy kịch vì đuối nước, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngày 23/5, một đoàn khách khoảng 50 người gồm phụ huynh và học sinh của trường tư thục ở Tây Mỗ, Hà Nội về tham quan, trải nghiệm tại vườn Quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định). Do là bãi cát non nên khi nước dâng lên, thay đổi dòng chảy, nhiều học sinh bị sụt và nước cuốn khiến hai người tử vong, trong đó có một học sinh.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), để giảm thiểu những rủi ro do đuối nước, các cơ quan liên quan cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngoài những giải pháp đã, đang triển khai như: Tổ chức lớp dạy bơi cần phải đẩy mạnh việc dạy thêm kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ; Tăng cường sự giám sát của nhà trường và gia đình với trẻ.

Đặc biệt, chúng ta cần huy động sự vào cuộc, giám sát của cộng đồng, để người dân thường xuyên để ý, cảnh báo nếu thấy trẻ em bơi lội ở nơi không an toàn, nhất là ở các bãi tắm tự phát. Địa phương cần tính tới việc cử người thường xuyên trông coi ở những địa điểm có cảnh báo nguy hiểm vào mùa cao điểm.

Cấp bách các biện pháp phòng chống đuối nước

Theo ông Đặng Hoa Nam, tại Hà Nội, các cơ quan chức năng của thành phố cần tuyên truyền định hướng hoặc tổ chức những đội cứu hộ, thanh niên tình nguyện sẵn sàng ứng phó, khẩn trương vào cuộc loại bỏ những bãi tắm tự phát tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, để đảm bảo an toàn cho người dân.

Trước tình hình các cuộc tai nạn thương tích đuổi nước liên tiếp xảy ra, Bộ Công an cũng đã đưa ra khuyến cáo người dân về các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ em, cứu người bị đuối nước, thoát nạn khỏi vùng nước xoáy. Theo đó, khi trẻ tắm tại bể bơi, biển, chơi gần sông, suối, ao, hồ cần có người lớn giám sát; Lấp các hố, giếng nước không cần thiết. Khi phát hiện người đuối nước hãy hô hoán, dùng cây sào, phao, dây... để họ bám và kéo vào bờ; Không nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối nước. Người lớn cần trang bị kiến thức để sơ cứu ban đầu cho người bị đuối nước.

Trẻ cần được trang bị kỹ năng bơi và phòng chống đuối nước
Trẻ cần được trang bị kỹ năng bơi và phòng chống đuối nước

* Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, nếu được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể qua cơn nguy kịch nhưng cũng có thể dẫn tới biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu ô xy kéo dài, hoặc thậm chí trẻ có thể tử vong.

Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc để lại di chứng não bởi không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách. Vài phút đầu là thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước. Việc cấp cứu đúng cách cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ".

Tuỳ vào tình hình thực tế và năng lực của mỗi cá nhân mà có phương pháp, biện pháp cứu người bị đuối nước sao cho phù hợp. Còn với dòng xoáy ở biển rất nguy hiểm. Trên thực tế, nhiều người bị hoảng loạn khi gặp tình huống này cố bơi ngược trở lại vào bờ nhưng hầu hết đều bị chết đuối…

Chia sẻ về các biện pháp phòng đuối nước, TS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Chúng ta cần tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia phòng tránh đuối nước trẻ em; Giáo dục kiến thức, kỹ năng cho trẻ từ lớp 1 phòng chống đuối nước và dạy trẻ bơi an toàn cùng với đó tuyên truyền cho người chăm sóc trẻ luôn để ý, quản lý, giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi; Loại bỏ nguy cơ đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng, gia đình, trường học.

Các khu vực bơi công cộng phải được giám sát bởi nhân viên được huấn luyện về các kỹ thuật cứu hộ. Ao, hồ, dụng cụ chứa nước trong gia đình phải có rào chắn, nắp đậy; Có các biển cảnh báo tại các sông ngòi, hồ nước... nơi công cộng.

Cha mẹ và nhà trường giáo dục, hướng dẫn cho trẻ nhận biết các nơi nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước; Tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng ngừa và cấp cứu ban đầu đúng cho người dân; Tổ chức các lớp cấp cứu cơ bản cho cộng đồng".

(Còn nữa)

Đọc thêm

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z Camera 360 trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII. Lan tỏa nghị lực sống của những con người phi thường.
“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Camera 360 trẻ

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

TTTĐ - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2025 được đổi mới mạnh mẽ với nhiều điểm mang tính đột phá, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ. Chuỗi hoạt động đa dạng, sáng tạo của chương trình đều hướng thông điệp ý nghĩa: Mùa thi hạnh phúc, để mỗi sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng với tâm thế “thi cử nhẹ nhàng”.
Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai Camera 360 trẻ

Bí quyết vượt vũ môn và chọn đúng nghề cho tương lai

TTTĐ - Chỉ còn hơn một tháng nữa, hơn một triệu học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – một trong những dấu mốc quan trọng nhất của tuổi học trò. Đây không chỉ là kỳ thi đánh dấu việc hoàn thành 12 năm học phổ thông, mà còn là bước đệm đầu tiên mở ra cánh cửa chọn ngành, chọn nghề, chọn tương lai.
“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10 Camera 360 trẻ

“Hội tiền bối” giúp 2K10 gỡ rối trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Tiếp nối thành công những mùa trước, chương trình MASKA trở lại giúp sức cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm các bạn học sinh tại Hà Nội tham dự để được giải đáp thắc mắc, "gỡ rối" tâm tư.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Xem thêm