Tag

Bài 2: Thầy cô là nhân tố cốt lõi phòng chống bạo lực

Giáo dục 11/09/2019 23:06
aa
TTTĐ - Vì uất ức, thiếu kỹ năng sống, tự ti, xấu hổ, không ít học sinh chỉ vì bị bạn bè trêu chọc, chế giễu đã có phản ứng tiêu cực bằng mạng sống của mình…

Bài 2: Thầy cô là nhân tố cốt lõi phòng chống bạo lực

Không chịu nổi sức ép vì bị trêu chọc, chế giễu, nhiều học sinh đã có phản ứng tiêu cực

Bài liên quan

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Tự hào 50 năm xây dựng và phát triển

Giáo viên quốc tế thích thú với lễ khai giảng tại TH School

Hà Nội đưa ra yêu cầu chung với giáo viên mầm non

Bài 1: Nỗi sợ của cô bé nhút nhát

Hoạt động giáo dục tại trường Tiểu học Hạ Đình vẫn diễn ra bình thường

Hành trình tìm kiếm những sinh viên đầu tiên của DynaGen Initiative

“Cháu không thể sống tiếp khi bị bôi nhọ như thế”

Cách đây không lâu, một nữ sinh tên T.T.N lớp 11 ở Đồng Nai uống 12 viên thuốc ngủ tự tử vì uất ức khi bị miệt thị, xúc phạm trên facebook.

Sự việc xảy ra từ thời điểm cuối năm 2018 đến giữa năm 2019, nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội đưa ra những hình ảnh, lời lẽ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm mẹ của nữ sinh lớp 11 và những người thân trong gia đình. Cô bé lớp 11 nhận những lời xúc phạm như “đồ con hoang”, "xinh đẹp thì đi làm điếm kiếm tiền"… Nữ sinh bị bạn bè xa lánh dẫn tới trầm cảm, học hành sa sút. Vì không chịu được áp lực nên có lần N. đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn được gia đình cứu chữa kịp thời.

Trước khi tìm đến cái chết, N. đã gọi điện nhắn gửi người cậu ruột: "Cháu không thể sống tiếp khi bị bôi nhọ miệt thị như thế. Cháu phải chết thôi. Mẹ cháu đi làm ở xa rồi, cậu ở gần ráng lo cho ngoại nghen cậu".

Hay trước đó, nữ sinh T.T.L (học sinh lớp 11 trường THPT Nam Cao, thuộc xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam) cũng đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Sự việc bắt nguồn từ câu chuyện nữ sinh T.T.L có mâu thuẫn với bạn học cùng trường nên hai bên đã xảy ra xô xát, cãi cọ vào ngày 26/3. Đến ngày 6/4, bố nữ sinh L phát hiện vụ việc nên đã mắng L. Buồn chán, đến chiều cùng ngày, nữ sinh này đã mua thuốc diệt cỏ đến trường tự tử. Dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu, song nữ sinh L đã ra đi mãi mãi trong niềm tiếc thương của gia đình, nhà trường và bạn bè.

Trước đó, vào tháng 6/2013, nữ sinh N.T.C.L (sinh năm 1995, mới tốt nghiệp lớp 12 ở Thạch Thất, Hà Nội) bị các bạn trong lớp học thêm ghép mặt của mình vào tấm hình của một cô gái khác ăn mặc hở hang và đăng lên mạng xã hội.

Mặc dù nạn nhân có đe dọa sẽ tự tử nếu các bạn không gỡ những hình ảnh đó xuống nhưng lại nhận lại được những thách thức, bình luận trêu đùa. Vì quá phẫn uất, nữ sinh này đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử. Gia đình có phát hiện và đưa em đi cấp cứu nhưng do lượng thuốc quá nhiều khiến nữ sinh tử vong ngay sau đó.

Đó chỉ là ba trong số nhiều vụ việc học sinh bị bạn bè chế giễu, tẩy chay, thậm chí bị bạn đánh… mà dẫn đến hậu quả đau lòng là quyên sinh, gây chấn động dư luận. Có muôn vàn lý do của những câu chuyện học trò tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra hậu quả đau lòng. Ví dụ như: Người mập quá, không tham gia vui chơi cùng các bạn; khi uống nước, xem phim, đá bóng, mua sắm, bạn mượn tiền mà không cho; hay bị cho là liếc nhìn bạn, mặc áo giống kiểu... Có cả lý do đầy ghen tị: học giỏi, được thầy cô ưu ái.

Thậm chí, ở thành phố nhiều học sinh còn chia nhóm con nhà giàu sẵn sàng tẩy chay, cô lập các bạn nhà nghèo, dân tỉnh lẻ... Các hình thức tẩy chay thường là: Nói xấu, đánh nhau, chửi bới, chọc phá, không nói chuyện, không chơi chung. Mức độ không dừng lại đó, các em còn đi xa hơn: Giấu tập vở của bạn để thầy cô cho điểm kém vì không có tập ghi bài, học bài; vứt cặp sách của bạn vào thùng rác công cộng...

Thầy cô giáo phải như bạn bè của học sinh

Đã dìu dắt nhiều thế hệ học trò, chứng kiến được các câu chuyện, tình huống gặp phải khi học sinh bị bạn bắt nạt, tẩy chay khiến “nạn nhân” suy sụp, ảnh hưởng tới chuyện học tập, cô giáo Lê Thị Thu Hương (Hà Nội) cho rằng, chuyện học sinh bị tẩy chay, thậm chí thường xuyên bị bạn trong lớp bắt nạt đã có từ lâu, không có gì mới mẻ, chuyện này có thể xảy ra trong bất kỳ một tập thể lớp, trong nhóm nào đó trong phạm vi lớp học hoặc trong trường.

Cũng theo cô Thu Hương, hiện tượng kết bè kéo phái trong lớp học dễ dẫn đến một người nào đó bị cô lập trong phạm vi lớp, tổ, giữa nhóm học sinh nam, nữ với nhau và mức độ cũng khác nhau… Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì nguyên nhân chủ yếu cũng hết sức “hồn nhiên”, bởi nó xuất phát từ việc không ưa của một bạn cán bộ lớp, hoặc có “vai vế” nào đó dẫn đến kéo theo cả nhóm. Hoặc bị tẩy chay, chế giễu ở chỗ: Xinh hơn, giỏi hơn, điều kiện gia đình hơn... và cũng có thể là từ những hiểu lầm nào đó.

“Câu chuyện đơn giản nhưng hệ quả của nó lại khó lường nếu như giáo viên không thực sự gần gũi với học sinh, theo dõi sát sao hoạt động của các em để nhận ra những thay đổi. Ở lứa tuổi đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, các em rất dễ bị tổn thương, tự ti, mặc cảm”, cô Hương chia sẻ.

Còn theo thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng trường THCS – THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), dù hậu quả khó lường nhưng đây là một thực tế, thời nào cũng có. Do đó, đằng sau câu chuyện xảy ra, vai trò hết sức quan trọng là của giáo viên, nhà trường, phụ huynh học sinh. Trước hết, người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm bắt kỹ tâm lý học sinh, thấy được những gì đang diễn ra trong lớp học, hay cá nhân thành viên trong lớp học. Người giáo viên phải vừa là người thầy, nhưng cũng có lúc như người bạn, người phụ huynh để học sinh tin tưởng, thổ lộ những khó khăn, bế tắc nào đó đang gặp phải.

“Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu học sinh, nắm bắt được thực tế đang diễn ra trong lớp học mình quản lý, là chỗ dựa tin cậy để học sinh tâm sự. Giáo viên cần có những giải pháp làm thế nào để những học sinh hiểu nhau, giải tỏa những “điểm nóng” trong lớp, đặc biệt là không được thiên vị, hay vì thể hiện quyền lực của mình mà quát mắng, dọa nạt, kiểm điểm học sinh... dẫn đến sự việc thêm trầm trọng giữa các nhóm học sinh”, thầy Bình chia sẻ.

(còn nữa)

Đọc thêm

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến Giáo dục

Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

TTTĐ - Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đối soát hồ sơ khi nộp hồ sơ tuyển sinh mà không cần thủ tục rườm rà. Đó là điểm mới trong mùa tuyển sinh đầu cấp được các nhà trường áp dụng trong năm nay…
Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hà Nội điều động gần 600 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Kết quả thi được công bố vào 8h ngày 17/7/2024.
HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên

TTTĐ - Trưa 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào các trường THPT chuyên năm học 2024 - 2025.
Xem thêm