Tag
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn

Bài 3: Cần mạnh tay xử lý trụ sở bỏ hoang, dự án đất vàng “đắp chiếu”

Tin tức 13/03/2022 07:24
aa
TTTĐ - Nhiều trụ sở cơ quan bị bỏ hoang, không được sử dụng; Hàng loạt dự án treo; Công viên “đắp chiếu”… là những bất cập về quản lý nhà, đất công sản tại nhiều Bộ, ngành, tỉnh, thành trong những năm qua. Việc lãng phí, thất thoát trong sử dụng tài sản Nhà nước đang diễn ra khá nghiêm trọng đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ cùng chế tài mạnh để chấn chỉnh và khai thác hiệu quả.
Bài 2: Quyết liệt và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý tài sản công Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Phải làm đến nơi đến chốn
trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II hiện tại cũng không được sử dụng.
Trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II nằm trên đường Tô Hiệu, Hà Đông đang bị bỏ hoang (Ảnh chụp ngày 12/3/2022)

Hàng loạt dự án "ôm đất" xuyên thập kỷ

Bỏ hoang hay sử dụng sai mục đích để trục lợi là những gì PV báo TTTĐ chứng kiến trong những ngày đi thực tế tìm hiểu về thực trạng đất đai, công trình xây dựng… trên địa bàn Hà Nội.

Tại quận Hà Đông, chỉ trên cùng một con phố Tô Hiệu, phóng viên đã ghi nhận nhiều trụ sở đơn vị bị bỏ hoang, không người sử dụng, cỏ mọc um tùm, xuống cấp nghiêm trọng. Điển hình là trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân với khuôn viên rộng, tòa nhà ba tầng đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”, không một bóng người. Trước cửa trụ sở này là các cửa hàng ăn vặt, sửa xe máy… lấn chiếm bán hàng cả ngày, lẫn đêm.

trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân bỏ hoang nhiều năm (Ảnh chụp ngày 12/3/2022)

Một người dân ở đây cho biết, trụ sở này bị bỏ hoang nhiều năm. Trước đây, công trình này rất khang trang, lại nằm ngay mặt đường chính trung tâm quận Hà Đông nên được nhiều người dân biết đến. Nay trụ sở không được sử dụng nên tường nhà bị bong tróc nham nhở, gây mất mỹ quan, lãng phí tài sản Nhà nước.

Cùng nằm trên đường Tô Hiệu, cách đó không xa, trụ sở Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở II hiện tại cũng không được sử dụng. Các ki ốt mặt tiền cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm, tường bong tróc; Toàn bộ hệ thống cửa chính, cửa sổ ở các phòng đều sập xệ, không còn giá trị sử dụng. Xung quanh khu nhà, cỏ dại mọc um tùm, rêu phong bám đầy chân tường.

Các ki ốt mặt tiền cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm
Các ki ốt mặt tiền trên khuôn viên của Cục Thống kê TP Hà Nội cơ sở 2 cũng ở tình cảnh khóa cửa im ỉm

Cũng thuộc quận Hà Đông, được coi là một dự án “lá phổi xanh” của Hà Nội, khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông được quy hoạch với diện tích 98,2ha nay đã bị bỏ quên. Hiện khu đất này trở nên hoang hóa, biến tướng thành bãi tập kết phế liệu, kho xưởng, khu dịch vụ với nhiều hàng quán, sân golf.

Qua tìm hiểu được biết, dự án này được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng từ năm 2008, có diện tích hơn 98ha. Sau khi sáp nhập Hà Tây và Hà Nội, UBND TP giao cho quận Hà Đông triển khai xây dựng bao gồm các hạng mục khu liên hiệp thể dục thể thao 25,18ha, khu công viên cây xanh - văn hóa 52,87ha, khu chung cư và trung tâm thương mại quốc tế Booyoung Kiến Hưng 11,34ha.

Khu công viên thể thao cây xanh Hà Đông đã được đưa vào quy hoạch chi tiết về việc xây dựng một khu chức năng đáp ứng yêu cầu tạo lập không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao, nhằm cải thiện môi trường sống của người dân, mong muốn dự án sẽ tái thiết lập không gian đô thị, trở thành điểm nhấn mới của TP. Tuy nhiên, do chưa có vốn triển khai nên dự án không được đưa vào xây dựng.

Để tránh tình trạng đất bỏ hoang gây lãng phí, năm 2015, TP đã ra quyết định thu hồi đất, chỉ đạo UBND quận Hà Đông hoàn thành GPMB và tổ chức quản lý, sử dụng khai thác tạm khu đất. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay trong khu đất hơn 50ha này là hàng loạt công trình kiên cố nhà hàng, chợ tạm, sân tập golf, kho xưởng mọc lên. Việc dự án chậm triển khai theo quy hoạch, phần bị xẻ thịt, phần để bỏ hoang và không biết đến bao giờ mới triển khai đã gây ra sự lãng phí, thất thoát tài nguyên đất vô cùng lớn.

 Dự án công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông ''treo'' nhiều năm do chưa có vốn triển khai.
Dự án khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông ''treo'' nhiều năm

Qua những cuộc giám sát của các cơ quan chức năng TP Hà Nội cho thấy, hiện vẫn còn hàng trăm dự án "ôm đất" dù đã quá thời hạn triển khai xây dựng tới hàng chục năm vẫn chưa bị thu hồi. Nhiều dự án chậm triển khai vẫn tiếp tục được gia hạn không những một lần mà còn nhiều lần. Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức như lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, cho thuê lại đất, chậm giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính…

Có thể kể đến như dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp nằm trên ô đất rộng hơn 12.000m2, thuộc khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) được UBND TP Hà Nội giao đất cho Công ty CP Tập đoàn đầu tư Long Giang vào ngày 8/11/2011. Dự án này chậm tiến độ tới 66 tháng, tức hơn 5 năm. Năm 2019, dự án này đã được Hà Nội gia hạn 24 tháng (theo quyết định số 4260/QĐ-UBND ngày 9/8/2019). Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”.

Thậm chí, có những dự án sau hàng thập kỷ cấp phép đầu tư vẫn chỉ nằm “trên giấy”, ôm đất chậm triển khai như dự án Sông Hồng City và dự án khu nhà ở văn phòng IDC đều thuộc địa bàn quận Tây Hồ. Những dự án chậm triển khai này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân gây bức xúc dư luận mà cử tri đã kiến nghị nhiều lần.

Không để vụ việc kéo dài gây lãng phí lớn

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI (tháng 12/2021), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm triển khai.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát dự án khách sạn Hoa Sen chậm được triển khai tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (ảnh chụp ngày 1-4-2021).
Thường trực HĐND thành phố khảo sát dự án khách sạn Hoa Sen chậm được triển khai tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Ảnh chụp ngày 1/4/2021)

Kết quả, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý. Trong đó, 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật Đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm GPMB, các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai, theo ông Cường là do: Chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; Chờ rà soát theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; Do tình hình dịch bệnh…

Ngoài ra, theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, còn có nguyên nhân chủ quan như nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế; Nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính; Một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn; Một số Sở, ngành chưa thực hiện phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Một dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Một dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Đánh giá về dự án chậm triển khai, bỏ hoang, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, các dự án bất động sản bỏ hoang hiện nay là hệ quả của việc thiếu chính sách, trình tự cụ thể về lựa chọn chủ đầu tư; Chưa có hướng dẫn trường hợp nào thì đấu thầu, trường hợp nào được chọn chủ đầu tư, dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư không đủ tiềm lực, thực hiện dự án nửa chừng.

Mặc dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc từ MTTQ, HĐND giám sát, có kết luận rõ ràng đối với các dự án chậm triển khai nhưng việc thu hồi vẫn khó khăn, vì không có cơ chế, chính sách cụ thể để đền bù những hạng mục mà doanh nghiệp đã làm... Để không xảy ra tình trạng dự án bỏ hoang, nhất là dự án ở khu đất vàng trung tâm TP, thời gian tới, cần phân loại vị trí để vừa đảm bảo chức năng quy hoạch đồng thời đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước.

Đề cập tới các dự án sử dụng đất hiện nay tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, hiện nay số lượng dự án tồn đọng cần xử lý ở các địa phương rất lớn. Các dự án treo, dự án sử dụng đất sai mục đích còn nhiều, trong đó nhiều dự án chiếm vị trí đất lợi thế, đắc địa nhưng hiện nay chưa tháo gỡ được.

"Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát kỹ, phân nhóm dự án, dự án vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm minh đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn héc ta đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ mà ngành Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu xử lý để sớm đưa nguồn lực lớn này vào phục vụ phát triển”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quán triệt.

Trong thời gian qua, công tác chống lãng phí đã và đang được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên để trị “căn bệnh” này hiệu quả, các địa phương, nhất là các cấp cơ sở, đảng viên cần thực sự coi việc chống lãng phí cũng cấp bách như chống “ giặc nội xâm”; Giám sát chặt chẽ, phát hiện các biểu hiện kịp thời để xử lý nghiêm khắc cá nhân, đơn vị vi phạm.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên được hình thành qua các phong trào thi đua Tin tức

Khát vọng vươn lên được hình thành qua các phong trào thi đua

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô là nhờ kết tinh của sức mạnh đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân Thủ đô, đặc biệt là ý chí, khát vọng vươn lên được hình thành qua các phong trào thi đua của Trung ương và TP phát động.
Không ngừng củng cố mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia Tin tức

Không ngừng củng cố mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia

TTTĐ - Chiều 10/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Mơ xa, nghĩ lớn, nâng tầm khát vọng Tin tức

Mơ xa, nghĩ lớn, nâng tầm khát vọng

TTTĐ - Chiều 10/6, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đến thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch quan trọng của Thủ đô Tin tức

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch quan trọng của Thủ đô

TTTĐ - Ngày mai (11/6), tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia Tin tức

Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia

TTTĐ - Ngày 10/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành chức năng, nghe báo cáo, cho ý kiến về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.
Đóng góp của Hà Nội giúp Hà Giang thúc đẩy giảm nghèo bền vững Tin tức

Đóng góp của Hà Nội giúp Hà Giang thúc đẩy giảm nghèo bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, Đoàn công tác TP Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng quà an sinh xã hội tại tỉnh Hà Giang.
Dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên Tin tức

Dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 9/6, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; thăm tặng quà tại tỉnh Hà Giang.
Thủ tướng biểu dương các đơn vị vượt mọi khó khăn, nỗ lực thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 Tin tức

Thủ tướng biểu dương các đơn vị vượt mọi khó khăn, nỗ lực thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có thư gửi các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên; đồng chí Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia; Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu Thời sự

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu

Chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Nà Tu (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn).
Xem xét điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/8 Tin tức

Xem xét điều chỉnh Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/8

TTTĐ - Quốc hội quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo hướng bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng... vào chương trình kỳ họp thứ 7; cho ý kiến thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Xem thêm