Tag
Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn

Bài 3: Người dân phân loại rác, đơn vị thu gom lại trộn chung

Môi trường 20/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Mặc dù việc phân loại rác tại nguồn đang được người dân tích cực hưởng ứng thế nhưng việc thu gom rác lại chưa được thực hiện một cách thống nhất và triệt để. Bởi thực tế, khi rác đã được phân loại nhưng đơn vị thu gom vẫn cho vào chung một thùng. Liệu công sức mà người dân bỏ ra để phân loại có trở thành “công cốc”?
Phân loại rác tại nguồn: Rõ quy hoạch, đồng bộ từ gốc đến ngọn Bài 2: Ở đâu có rác, ở đó có phụ nữ tiên phong

Sau phân loại, rác vẫn chịu cảnh 3 trong 1

Hình ảnh những thùng rác sơn khác mầu, dành cho ba loại rác vô cơ, hữu cơ và tái chế đang dần trở nên quen thuộc với người dân từ thành thị tới nông thôn thời gian gần đây.

Số lượng cá nhân, hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nhà đã tăng lên đáng kể. Những hội, nhóm online gồm những người đam mê môi trường được tạo ra để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức nhằm đưa ra những cách thức xử lý, phân loại rác hiệu quả… ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Những chương trình như đổi rác lấy quà, ngày hội tái chế… tạo thói quen phân loại rác, được tổ chức thường xuyên hơn và nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của người dân.

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, mô hình phân loại rác đang được triển khai thí điểm, thu hút sự tham gia của hàng nghìn hộ dân.

Mặc dù hưởng ứng nhưng rất nhiều người dân đang băn khoăn về việc sau phân loại, rác vẫn chịu cảnh “3 trong 1” khi xe thu gom rác đổ chung tất cả vào một thùng.

Bài 3: Người dân phân loại rác, đơn vị thu gom lại trộn chung
Sau phân loại, rác vẫn chịu cảnh "3 trong 1"

Chị Nguyễn Thị Nhanh (ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chị có thói quen phân loại rác từ vài tháng nay. “Tôi thấy việc phân loại rác rất cần thiết, lượng rác thải ra giảm đi rất nhiều. Các loại rác tái chế thì trước nay tôi vẫn để riêng để bán cho các cô đồng nát. Các loại rác khác trước thường trộn chung thì giờ phân riêng ra rác hữu cơ, rác nguy hiểm (như kim tiêm hay pin). Các loại rác vô cơ còn lại để một túi.

Tuy nhiên, khi xe đến thu gom rác, người thu gom chỉ nhặt riêng những thứ có thể bán được, còn lại tất cả vứt chung lên xe. Việc này khiến chuyện phân loại rác thải không còn ý nghĩa”, chị Nhanh cho hay.

Cùng hoàn cảnh, cô Nguyễn Thu Hiền (ở Cầu Giấy, Hà Nội) thậm chí đã dừng luôn thói quen phân loại rác. Thay vì tách riêng rác vô cơ, hữu cơ như trước đây, bây giờ cô quyết định trộn chung, bỏ vào cùng một thùng rác. “Phân loại rác hết sức đơn giản và không hề mất thời gian như nhiều người nghĩ. Rau củ hư, đồ ăn thừa bỏ vào bao màu đen, mấy thứ như chai lọ, giày dép, quần áo cũ… thì bỏ vào túi màu xanh rồi để ra trước cửa cho xe thu gom rác lấy. Chúng ta chỉ cần để ý, thay đổi thói quen vứt các loại rác vào chung một thùng là được. Khổ nỗi, hiện nay, tôi thấy chỉ có một loại xe thu gom rác chung. Dù mình có phân loại, khi xe đến thu gom, họ cũng đổ chung vào một chỗ. Thấy vậy, tôi bỏ luôn việc phân loại rác”, cô Hiền nói.

Thực tế, nhiều người tiêu dùng thành lập những nhóm “sống xanh”, cùng nhau thực hành thu gom, phân loại, xử lý sơ rác thải nhưng không biết đem đi thu gom ở đâu, cuối cùng phải bán lại cho đồng nát, ve chai hoặc vứt bỏ ra bãi rác.

Quận Long Biên là một trong những đơn vị đang tích cực triển khai mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn. Bà Trần Thị Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Long Biên cho biết, câu chuyện phân loại rác thải tại nguồn không phải là bây giờ mới được đề cập đến. Hà Nội đã triển khai mô hình phân loại xử lý rác tại nguồn từ nhiều năm trước nhưng đến nay gần như không tiếp tục thực hiện được. Lí do phần lớn là người dân chưa có ý thức, thói quen phân loại rác thải tại nguồn; Cơ quan chủ quản chưa triển khai quyết liệt, chưa đồng bộ trong phân loại rác tại nguồn; Chưa có các chế tài xử lý đồng bộ; Cơ sở hạ tầng, phương tiện thu gom vận chuyển, nhà máy xử lý, chưa đáp ứng được yêu cầu…

“Về chủ trương người dân hưởng ứng khá tốt nhưng sau một thời gian thực hiện nhiều hộ gia đình bỏ ngang vì nhiều lý do. Ví dụ như người dân phân loại tại nhà nhưng ra đến xe thu gom công ty môi trường đô thị lại trộn chung thì việc phân loại cũng vô ích”, bà Hoa nói.

Bài 3: Người dân phân loại rác, đơn vị thu gom lại trộn chung
Bà Trần Thị Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Long Biên chia sẻ về mô hình phân loại xử lý rác tại nguồn

Theo chân một số người thu gom rác để ghi nhận thực tế mà người dân phản ánh. Tại phường Thạch Bàn và phường Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội), những chiếc xe thùng không hề có ngăn để phân loại rác, bên hông xe chỉ có duy nhất chiếc bao cột theo để gom ve chai.

Đến trước nhà người dân, người gom rác làm thuần thục: Lấy tất cả các bịch rác bỏ lên xe và xé các bịch rác trộn lẫn chúng với nhau. Người này chỉ đảo rác lên để lấy chai nhựa, kim loại có giá trị. Các loại rác còn lại gồm rác hữu cơ và vô cơ hầu như không có việc phân loại.

Tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, công tác thu gọm cũng diễn ra tương tự. Chị Nguyễn Thanh Hiền, công nhân môi trường công ty Urenco cho biết: “Tôi thu gom rác tại phường Thượng Đình. Ở khu này, việc phân loại rác chưa đồng đều, thi thoảng chỉ có một số hộ phân loại nên hiện chúng tôi vẫn thu chung một xe. Sau này nếu thực hiện phân loại đồng bộ tất các hộ dân thì phải hỗ trợ thêm xe vận chuyển, phân chia thời gian thu gom các loại rác, mới có thể làm được”.

Bài 3: Người dân phân loại rác, đơn vị thu gom lại trộn chung
Chị Nguyễn Thanh Hiền, công nhân môi trường Công ty Urenco cho biết: "Do việc phân loại rác chưa đồng đều nên hiện chúng tôi vẫn thu chung một xe".

Chưa có hướng dẫn cụ thể

Việc thu gom rác chưa được như kì vọng một phần là do các quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phân loại rác thải tại nguồn chưa được cụ thể hóa.

Chia sẻ về những khó khăn khi triển khai mô hình điểm về phân loại rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh Ngô Thị Thúy Hằng cho biết: "Trong quá trình triển khai, chúng tôi gặp một số khó khăn như việc triển khai thực hiện phân loại và xử lý rác của một số gia đình có diện tích chật hẹp rất khó triển khai. Các quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phân loại rác thải tại nguồn chưa được cụ thể hóa. Thành phố chưa có hướng dẫn triển khai, chưa thực hiện việc thu giá dịch vụ môi trường theo khối lượng, chế tài xử lý đối với các trường hợp chưa phân loại rác khó áp dụng thực tế…".

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường, nhằm triển khai công tác phân loại rác, UBND thành phố đã chỉ đạo xây dựng Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, vướng mắc ở chỗ vẫn đang phải chờ Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 5 điều 79 Luật Bảo vệ môi trường. Sau khi có hướng dẫn, UBND thành phố sẽ chỉ đạo hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường

Còn trên thực tế triển khai, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố không đồng đều nên khó áp dụng đồng bộ về cơ giới hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường, khó khăn trong việc xác định vị trí các điểm trung chuyển, tập kết tạm thời.

Trước mắt, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp UBND các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm và huyện Gia Lâm, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội xây dựng phương án thí điểm “kiểu mẫu về môi trường triển khai công tác phân loại rác tại nguồn đồng bộ với hoạt động duy trì vệ sinh môi trường”; Trong đó, sẽ đề xuất thí điểm mỗi địa bàn quận/huyện lựa chọn một phường/xã có điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội và đặc điểm về dân cư khác nhau làm cơ sở thực hiện. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát, thu thập số liệu xây dựng quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá thực hiện trình UBND thành phố ban hành làm căn cứ để 30 quận/huyện đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ.

Nhìn từ bài học nhãn tiền

Thực tế, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được triển khai ở Hà Nội (giai đoạn 2006-2009) do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Dự án thí điểm tại 4 phường: Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ.

Theo đó, người dân được hướng dẫn phân rác thải thành 3 loại: Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế. Sau khi thu gom, rác vô cơ được chuyển đến bãi rác Nam Sơn; Rác hữu cơ đưa đến Nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất phân bón; Rác tái chế dành cho người thu gom phế liệu.

Bài 3: Vì sao phân loại rác tại nguồn vẫn ì ạch dù được dân hưởng ứng?

Năm 2009, khi dự án kết thúc, người dân phân loại thêm một thời gian rồi dừng lại. Là đơn vị phối hợp thực hiện dự án, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đánh giá cao mục tiêu của dự án.

Tuy nhiên, khi rác hữu cơ được đưa đi sản xuất phân bón, công nhân phải phân loại thêm, sau đó vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn, tốn kém chi phí. Giá thành phân hữu cơ bán ra lại không bù đắp được chi phí đầu vào nên càng làm càng lỗ.

Vì thế, đến nay, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn vẫn đang tạm dừng hoạt động vô thời hạn, trang thiết bị máy móc có thể trở thành một đống sắt vụn.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc phân loại rác không thể tiếp tục thực hiện được là thiếu sự đồng bộ từ công tác chỉ đạo đến điều hành, thực thi. Các điểm trung chuyển cũng như vận chuyển rác thải chưa được xây dựng, trang bị chưa đủ để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xử lý riêng từng loại rác thải; Thiếu kinh phí để thực hiện… Vì vậy, việc triển khai phân loại rác thời điểm này cần có giải pháp đồng bộ, tránh “vết xe đổ”.

(còn nữa)

Đọc thêm

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải Xã hội

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Môi trường

Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Các đơn vị thoát nước bố trí ứng trực giải quyết các trường hợp úng ngập cục bộ, sửa chữa thay thế đan ga, xử lý kịp thời khi xảy ra mưa hoặc phát sinh sự cố thoát nước trên địa bàn.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào Môi trường

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, hình thế thời tiết chủ yếu trên cả nước là ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Môi trường

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

TTTĐ - Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, thời tiết tại các điểm du lịch trên cả nước tương đối thuận lợi.
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng Môi trường

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS và các công nghệ hiện đại khác vào công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp Môi trường

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, nhiều học sinh, sinh viên, du khách đều đặn cuối tuần tham gia nhặt rác làm sạch các tuyến đường và bãi biển Đà Nẵng. Đặc biệt, các tình nguyện viên còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tiếng Nga... cùng nhóm “NO trash in Da Nang anymore”.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C.
Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô Xã hội

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

TTTĐ - Đây là hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, du khách về dọn rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống của san hô, xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch xanh với thông điệp “Bán đảo Sơn Trà - Điểm đến xanh”.
Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS Môi trường

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

TTTĐ - Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc biểu tượng của triều Nguyễn, chính thức nhận chứng nhận công trình xanh LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trao tặng.
Xem thêm