Tag
TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép

Bài 3: Những “chiêu thức” cải tạo, sửa chữa công trình

Đô thị 24/05/2023 08:50
aa
TTTĐ - Trước thực trạng vi phạm trong xây dựng, dư luận đặt ra câu hỏi: Bằng cách nào các công trình không phép, sai phép được dựng lên và tồn tại? Liệu có chuyện "tiếp tay", buông lỏng quản lý với lý do nào đó?
TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép
Bài 2: Muôn kiểu xây dựng công khai Bài 2: Muôn kiểu xây dựng công khai

Tuyệt chiêu” cho qua

Những ngày tháng 4/2023, rất nhiều người đi qua giao lộ Nguyễn Thị Định - Lê Hữu Kiều, thuộc địa bàn phường Bình Trưng Tây, nhìn thấy một công trình đang xây dựng nhưng không ai biết đây là công trình có giấy phép hay không?

Theo một cư dân địa phương, công trình được khởi công vào khoảng 1 tháng năm nay với quy mô móng bê tông, cột bê tông, tường gạch. Tất cả đều được xây dựng mới nhưng phía trước công trình không có biển thông báo, không che chắn.

Cũng theo người dân, trước khi được khởi công xây mới, vị trí này từng có một công trình nhà cũ. “Nhà đó nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông nhưng không biết bằng cách nào mà họ xây được?”, một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết.

công trình góc đường Nguyễn Thị Định - Lê Hữu Kiều không tìm thấy thông tin cấp phép xây dựng trong bản đồ thông tin quy hoạch  TP Thủ Đức
Công trình tại góc đường Nguyễn Thị Định - Lê Hữu Kiều xây dựng sát mép đường

Vào trang web thông tin quy hoạch xây dựng TP Thủ Đức để tìm hiểu thực hư chuyện xây dựng tại công trình này cho thấy, vị trí công trình đang xây dựng không thể hiện được cấp phép xây dựng. Trong khi đó, vị trí khu đất thuộc đồ án quy hoạch chi tiết chỉnh trang khu đô thị liên phường Bình Trưng Tây - phường Thạnh Mỹ Lợi do UBND Quận 2 phê duyệt tại Quyết định số 4713/QĐ-UBND ngày 13/4/2011, có chức năng quy hoạch: Đất giao thông, đất ở hiện hữu chỉnh trang thấp tầng. Vị trí khu đất phần lớn nằm trong đất giao thông, phần còn lại rất nhỏ là đất ở.

Thông tin quy hoạch khu đất
Thông tin quy hoạch khu đất

Nếu công trình xây dựng tại phường Bình Trưng Tây thể hiện công khai thì công trình không phép tại phường Hiệp Bình Phước lại khá kín đáo và “hay” hơn nhiều.

Thông tin từ người dân, hẻm 520, tại vị trí phía sau nhà 520/80 khu phố 6 có công trình xây dựng không phép. Theo hướng dẫn, chúng tôi tìm đến vị trí này tham khảo và không khó để thấy căn nhà tole rộng khoảng 100m2. Cửa nhà đang đóng, phía trước có niêm yết thông báo tìm chủ nhà để cung cấp giấy tờ liên quan đến công trình xây dựng.

Thông báo do UBND phường Hiệp Bình Phước ban hành, ký ngày 19/4/2023. Tuy nhiên, theo một biên bản mà chúng tôi tìm được thì ngày 3/4/2023, các cán bộ, công chức: Địa chính - xây dựng phường Hiệp Bình Phước, Đội Thanh tra xây dựng địa bàn TP Thủ Đức, Trưởng và Phó ban Điều hành khu phố 6 đã tiến hành kiểm tra hiện trạng theo phản ánh của người dân. Theo biên bản này thì thời điểm kiểm tra, công trình đã tháo dỡ mái và vách tole.

Hiện trạng công trình nhà không phép phía sau nhà 520-80 đã được Địa chính phường  Hiệp Bình  Phước xác định đã tháo dỡ
Hiện trạng công trình phía sau nhà 520/80 khu phố 6 trước đó đã được địa chính phường Hiệp Bình Phước ghi nhận đã tháo dỡ mái và vách tole

So sánh giữa biên bản đã tháo dỡ công trình do Địa chính phường cùng Thanh tra xây dựng địa bàn lập và thông báo của UBND phường thì rõ ràng có cái gì đó “sai sai”. Thực tế, công trình xây dựng vẫn “bình chân như vại” trên đất nhưng trong biên bản thì lại xác định đã tháo dỡ. Chưa kể, ngay tại vị trí nhà 520/80, hiện đang tồn tại một công trình dang dở khung sắt mái tole nhưng chưa cán nền. “Nghe đâu do có biến động gì đó nên tạm ngưng...”, người dân sinh sống tại đây thông tin.

biên bản đã tháo dỡ công trình do Địa chính phường cùng Thanh tra xây dựng địa bàn lập
Biên bản do Địa chính phường cùng Thanh tra xây dựng địa bàn phường Hiệp Bình Phước lập

Còn câu chuyện “biến hóa”, sử dụng “tuyệt chiêu sửa chữa” phải dành cho quán cà phê Gill, trên đường Kha Vạn Cân, thuộc địa bàn phường Linh Tây.

Cà phê Gill nổi bật trên tuyến đường này, được xây dựng bề thế trên diện tích khoảng vài trăm mét vuông. Theo người dân cư trú gần đó, ngay sau dịch bệnh, khu đất trên vẫn là nhà kho cũ kỹ, được tận dụng làm bãi gửi xe. Trong một thời gian ngắn, cả khu đất đó đột nhiên biến thành quán cà phê hoành tráng.

Một người dân còn hướng dẫn chúng tôi tra cứu các thông tin về quy hoạch và xây dựng tại TP Thủ Đức trên chiếc điện thoại thông minh mà họ cầm trên tay. Trên phần mềm bản đồ thông tin quy hoạch thì vị trí quán cà phê Gill là "đất ở hiện hữu cải tạo" với diện tích hơn 2.500m2 nhưng không thể hiện đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng. "Nghe nói phường cấp phép sửa chữa gì đó nên khu đất mới thành quán cà phê to như vậy...”, người này cho biết.

quán Cà phê Gill đường Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, rộng hàng trăm m2 được hình thành nhờ tuyệt chiêu thông báo sửa chữa
Quán cà phê Gill trên đường Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, rộng hàng trăm mét vuông được hình thành nhờ tuyệt chiêu "sửa chữa"

Đối diện quán cà phê Gill là quán cà phê Phúc Long được trang trí bắt mắt, thuộc địa bàn phường Linh Chiểu, với quy mô không hề thua kém. Theo người dân sở tại, trước đây, vị trí quán cà phê Phúc Long chỉ là ngôi nhà nhỏ cũ kỹ, sau khi được “thông báo sửa chữa” đã biến thành công trình xây dựng kiên cố, to hơn nhiều so với công trình cũ.

Trên phần mềm bản đồ thông tin quy hoạch TP Thủ Đức thì tại vị trí cà phê Phúc Long thể hiện đất nhóm nhà ở hiện trạng.

quán cà phê Phúc Long sau khi được sửa chữa từ ngôi nhà nhỏ thành cái quán hoành tráng
Quán cà phê Phúc Long sau khi được sửa chữa từ ngôi nhà nhỏ thành quán hoành tráng

Xin một đàng làm một nẻo

“Trong 8 năm làm công tác cấp phép xây dựng, công trình xin cấp phép xây dựng nhà trọ, nhà cho thuê để ở là rất khó và gần như chủ đầu tư không thể đáp ứng được các thủ tục, do các quy định và quy trình thủ tục con trong xin cấp phép xây dựng rất khó thực hiện”, anh D - một cựu cán bộ cấp phép, cho biết. Có lẽ, chính những cái khó này nên tạo ra những biến tướng trong câu chuyện khu nhà trọ trong thực tế.

Không khó để có thể thấy hàng loạt những công trình nhà trọ “hàng khủng” trưng bảng công khai trên địa bàn TP Thủ Đức. Dạo một vòng trên tuyến đường số 39, thuộc phường Bình Trưng Tây có nhiều khu nhà trọ đăng biển công khai, như khu nhà trọ số 136 đường 39, quy mô 1 trệt 3 lầu chia thành 2 dãy với khoảng hở giữa 2 khối nhà khoảng 1,5m.

Bài 3: Những “chiêu thức” cải tạo, sửa chữa công trình
Nhà trọ "biến tướng" trên tuyến đường số 39, thuộc phường Bình Trưng Tây

Tại công trình số 23 đường 39, theo giấy phép có quy mô 4 tầng + lửng + hầm và một tum, với diện tích sàn trên 1.000m2, ngay trước nhà vẫn còn tấm biển báo ghi rõ nhà ở gia đình nhưng thực tế nơi đây là khu nhà trọ vừa đưa vào hoạt động.

công trình nhà ở dân dụng biến tướng thành nhà trọ quy mô lớn tại phường Bình Trưng tây
Công trình nhà ở dân dụng biến tướng thành nhà trọ quy mô lớn tại phường Bình Trưng Tây

Kế bên còn có một công trình với quy mô tương tự như nhà số 23 đang trong giai đoạn hoàn thiện chuẩn bị đưa vào sử dụng. Cách công trình này khoảng 20m, căn nhà số 33 đường 39 mới tinh được trưng bảng cửa hàng kinh doanh mặt hàng dây đồng, dây nhôm phục vụ cây kiểng. Những công trình này chỉ nằm cách UBND phường Bình Trưng Tây khoảng 300m.

Tại số 33, đường số 42 thuộc phường Bình Trưng Đông, chủ nhà công khai biển báo khu nhà trọ cao cấp Nhật Quang. Cách đó không xa là khu nhà ở cho thuê Streamline, sát bên khu nhà trọ này là công trình dân dụng quy mô 4 tầng + tum với hạng mục thang máy được dựng lên trước mặt tiền ngôi nhà.

biển báo Khu nhà trọ cao cấp Nhật Quang
Khu nhà trọ cao cấp Nhật Quang thuộc phường Bình Trưng Đông
công trình dân dụng quy mô: 4 tầng + tum, với hạng mục thang máy được dựng lên trước mặt tiền ngôi nhà
Công trình dân dụng quy mô 4 tầng + tum, với hạng mục thang máy được dựng lên trước mặt tiền ngôi nhà

Có một thực tế là với những công trình xây dựng, người dân phải cam kết không “biến tướng” từ nhà ở riêng lẻ sang công trình kinh doanh. Việc sai cam kết chắc chắn là chủ nhà phải chịu trách nhiệm nhưng vai trò giám sát, phát hiện, xử lý những vi phạm này của các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đến mức nào? Tại sao những “con voi” này vẫn tồn tại bình yên giữa “hàng rào” lực lượng chức năng?

Trong Chỉ thị số 23 của Thành ủy TP Hồ Chí Minh có nêu rõ, việc “móc ngoặc với một số công chức thoái hóa để xây dựng và mua bán trái pháp luật cần giao cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, điều tra làm rõ và kết luận sai phạm, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”. Trước thực trạng xây dựng không phép, sai phép tràn lan và diễn biến phức tạp, rõ ràng việc ban hành chỉ thị là nhằm chấn chỉnh lại công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Chỉ thị rất rõ nhưng việc xây dựng không phép, sai phép vẫn tràn lan. Vì sao?

Việc xây dựng mới nhà kiên cố ngay giao lộ Nguyễn Thị Định - Lê Hữu Kiều, phường Bình Trưng Tây nếu thực sự không có giấy phép như thông tin trên bản đồ quy hoạch xây dựng, thì công tác quản lý Nhà nước về xây dựng của UBND phường thật sự có vấn đề. Có lẽ, đó chính là lý do vì sao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh xác định xây dựng không phép, sai phép vẫn đang diễn biến phức tạp.

Thực tế, trong cả tháng đi tìm hiểu về thực trạng nhà không phép, sai phép trên địa bàn TP Thủ Đức, nhóm phóng viên được nghe nhiều câu nói “đắng ngắt” của người dân như: “Nhà nhỏ xíu sửa thôi cũng khó, công trình không phép to đùng thì lại xây dễ dàng”; “Chỉ cần đổ một xe cát là có Thanh tra xây dựng, địa chính phường đến hỏi, mà sao mấy người dựng nhà “lụi” dễ quá”...

Với những thực trạng đã nêu ra, sau gần 4 năm ban hành, bao giờ Chỉ thị số 23 mới có thể thật sự lập lại kỷ cương về công tác quản lý trật tự xây dựng như chính quyền TP Hồ Chí Minh mong đợi? Câu hỏi này, người dân vẫn đang chờ lãnh đạo UBND các phường của TP Thủ Đức trả lời.

Căn cứ khoản g, h, Điều 89 Luật Xây dựng, đối với những công trình xin phép sửa chữa, cải tạo, thẩm quyền thuộc UBND cấp phường và đây là trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng. Nội dung sửa chữa, cải tạo phải theo đúng hiện trạng hiện hữu, không được cơi nới, không được thay đổi kết cấu chịu lực hoặc tăng diện tích sử dụng...

Với những công trình đã được cấp giấy phép xây dựng với nội dung nhà ở riêng lẻ nhưng chủ đầu tư công trình tự ý thay đổi công năng sử dụng biến thành công trình nhà trọ, nhà cho thuê để ở là vi phạm quy định của Luật Xây dựng (khoản 4, Điều 12 về các hành vi bị nghiêm cấm xây dựng công trình không đúng theo nội dung giấy phép xây dựng được cấp).

(Còn nữa...)

Đọc thêm

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch Đô thị

Chung trách nhiệm gìn giữ Vườn hoa hồ Thiền Quang sáng, xanh, sạch

TTTĐ - Công trình cải tạo Vườn hoa hồ Thiền Quang (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tạo niềm phấn khởi cho người dân Thủ đô khi được thụ hưởng không gian sáng, xanh, sạch, đẹp.
Xem thêm