eMag azine
13/07/2024 08:00
Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

13/07/2024 08:00

TTTĐ - Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Sự thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với những giá trị đặc sắc đã và đang trở thành nguồn lực vô tận để phát triển công nghiệp văn hóa trong đó có du lịch.

văn hóa

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Sự thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với những giá trị đặc sắc đã và đang trở thành nguồn lực vô tận để phát triển công nghiệp văn hóa trong đó có du lịch.

Hà Nội là thành phố có bề dày ngàn năm văn hiến, truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, có nhiều di sản văn hóa hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người giàu lòng mến khách, thanh lịch, văn minh. Hà Nội cũng được đánh giá có tài nguyên văn hóa độc đáo nhất trong cả nước, đặc sắc trong khu vực và trên thế giới. Tài nguyên văn hóa của Thủ đô được thể hiện nổi bật trên 4 khía cạnh: Di tích - di sản - làng nghề, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực và nghệ thuật dân gian.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa cùng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng nguồn nhân lực tương đối đảm bảo, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở tiềm năng lợi thế sẵn có, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành Du lịch Hà Nội đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường; công tác xây dựng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm được tập trung; hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng

Theo Sở Du lịch Hà Nội, thành phố đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác. Thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, làng nghề bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Thời gian qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo phát triển các tuyến du lịch thu hút du khách hiệu quả, gồm: Khu di sản Hoàng thành Thăng Long gắn với khu Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Văn Miếu - Quốc Tử Giám là chuỗi sản phẩm quan trọng của Thủ đô Hà Nội, thực hiện kết nối chuỗi địa điểm trên với các di tích Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu vực phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; chú trọng khai thác loại hình du lịch nghệ thuật gắn với di sản..

Hà Nội cũng đã triển khai nhiều sản phẩm du lịch văn hóa ứng dụng công nghệ trên cơ sở khai thác các giá trị truyền thống của Thủ đô, các sản phẩm du lịch văn hóa mang tính trải nghiệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, qua đó vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của Thủ đô.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Ngành du lịch Hà Nội đã được thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch, đã chủ động trong việc phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong công tác xây dựng các video clip, giao diện ảnh 360 độ, chuẩn hóa các bài thuyết minh về địa danh, làng nghề, tổ chức các đoàn FAM đưa các doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch.

Bên cạnh đó, du lịch Thủ đô còn phối hợp tổ chức các hoạt động lễ hội du lịch làng nghề truyền thống; lựa chọn các món ẩm thực tiêu biểu ở một số địa phương đưa vào sách cẩm nang du lịch và tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu cho du khách. Trong công tác hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, Hà Nội đã quan tâm triển khai tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch ở trong nước và quốc tế.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Ẩm thực Hà Nội không chỉ cuốn hút du khách gần xa mà còn thuyết phục cả những chính trị gia nổi tiếng thế giới như cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Ngoại trưởng Mỹ Antony John Blinken hay các nhà ẩm thực uy tín như cố đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain... Nhiều món ăn được các trang du lịch nước ngoài vinh danh, đưa vào cẩm nang du lịch cho du khách khi đến Hà Nội. Đây chính là động lực để Hà Nội đẩy mạnh khai thác văn hóa ẩm thực, đưa đến gần hơn với thực khách trong và ngoài nước, biến ẩm thực thành một sản phẩm công nghiệp văn hóa có lợi thế cạnh tranh.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Cựu Tổng thống Obama (trái) và đầu bếp Anthony Bourdain ăn tối tại quán bún chả Hương Liên tối 23/5/2016. Ảnh: TWITTER

Ẩm thực Hà Nội được coi là di sản văn hóa, hội đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, từ chất liệu, mùi vị, nghệ thuật chế biến đến ứng xử, giao tiếp trong ăn uống. Những nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa mà còn mang hiệu quả kinh tế xã hội, giúp quảng bá hình ảnh Hà Nội, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.

Nhiều người đến Hà Nội đều mong muốn được thưởng thức ẩm thực, nhất là những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa. Trong đó, nổi danh là phở, nem Hà Nội, bún ốc, bánh tôm hồ Tây, chả cá, bún thang, bún chả, cốm, cà phê trứng... Nếu lên khu vực phố cổ Hà Nội buổi tối mới thấy các phố chuyên doanh ẩm thực như: Tạ Hiện, Mã Mây, Cầu Gỗ, Đồng Xuân, Lương Ngọc Quyến, Tống Duy Tân, Hàng Cót… đều đông du khách. Cũng từ lợi thế đó, Hà Nội hình thành nhiều khu phố ẩm thực thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh các tuyến phố ẩm thực ở Phố cổ, thành phố còn có Không gian khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phố ẩm thực khu vực Phủ Tây Hồ, các nhà hàng ẩm thực truyền thống...

Năm 2023, Hà Nội có 48/103 nhà hàng được Michelin Guide (Cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới) tuyển chọn, trong đó có 3 nhà hàng đạt 1 sao Michelin. Trang TripAdvisor bình chọn Hà Nội là một trong 25 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2022 và đứng thứ 3 trong danh sách 20 điểm đến cho người mê ẩm thực năm 2023.

Hà Nội - Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á 2023

Vượt qua các ứng viên “nặng ký” của ẩm thực châu Á như Kuala Lumpur (Malaysia), Kyoto (Nhật Bản), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Hà Nội vinh dự giành giải “Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023” của Giải thưởng Ẩm thực Thế giới (World Culinary Awards) 2023.

Hà Nội được ví như ngôi sao đang lên của bản đồ du lịch ẩm thực khi 3 trong số 4 nhà hàng được gắn sao Michelin đầu tiên của Việt Nam đều có mặt ở Thủ đô. Giải thưởng “Điểm đến thành phố ẩm thực mới nổi tốt nhất châu Á năm 2023” (Asia's Best Emerging Culinary City Destination 2023) tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn của ẩm thực Hà Nội đối với du khách quốc tế.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương, Trưởng Bộ môn Công nghiệp văn hóa và sáng tạo, Khoa các Khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Trong hệ sinh thái của các ngành công nghiệp văn hóa, không thể không nhắc đến ẩm thực, bởi nó là một thành tố văn hóa vật chất và tinh thần quan trọng trong sự giao thoa giữa văn hóa và kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, ẩm thực đang trở thành một lợi thế cạnh tranh và là nhân tố có tính quyết định trong quá trình xây dựng thương hiệu cho một quốc gia hoặc một điểm đến du lịch.

Người ta biết đến Italia không chỉ với di sản nghệ thuật phục hưng mà còn biết đến là quê hương của Pizza. Pháp không chỉ là quốc gia có nền văn hóa và lịch sử giàu truyền thống mà còn là cái nôi của ẩm thực cổ điển với kỹ thuật chế biến phomai. Trung Quốc với bốn trường phái ẩm thực chính là Quảng Đông, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Giang Tô...

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Hà Nội đang sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ẩm thực thành một sản phẩm công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, thời gian qua, việc khai thác ẩm thực Hà Nội cho phát triển công nghiệp văn hóa mới dừng ở bước manh nha hình thành, chưa có một kế hoạch bài bản cụ thể. Trong khi đó, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định ẩm thực là một trong số lĩnh vực giàu tiềm năng và là lợi thế của Thủ đô trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng chia sẻ: “Chúng ta cần có nhận thức trong việc định vị, xây dựng kế hoạch khai thác, đầu tư phát triển ẩm thực cho xứng tầm. Hiện, có rất nhiều cuộc thi về ẩm thực nhưng chỉ dừng lại ở hình thức game show (trò chơi truyền hình), chưa tạo ra được các giá trị văn hóa lớn để phát triển. Điều quan trọng, Hà Nội cần khai thác được giá trị tinh hoa của ẩm thực Hà thành để phát triển thành sản phẩm công nghiệp văn hóa có giá trị”.

Như vậy, việc tìm ra hướng đi phù hợp để khai thác và phát triển văn hóa ẩm thực thành sản phẩm công nghiệp văn hóa cần sự vào cuộc một cách nghiêm túc giữa các cơ quan quản lý với các địa phương, các tổ chức, cá nhân đang nắm giữ văn hóa ẩm thực.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Thời gian qua, Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động khai thác, quảng bá các giá trị văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước. Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Việt” diễn ra thường niên, quy tụ các hội nghề nghiệp, nghệ nhân, doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, giới thiệu các món ngon Hà Nội và cả nước. Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội diễn ra thường niên đã tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch. Nhưng dường như các hoạt động đó mới dừng ở mức quảng bá văn hóa ẩm thực và cũng chưa đủ lực để đưa ẩm thực Hà Nội vươn tầm cao hơn.

Còn theo định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030, sản phẩm dịch vụ ẩm thực sẽ được phát triển đa dạng, tập trung vào các loại hình mang tính chất độc đáo như các phố ẩm thực đêm, các làng nghề ẩm thực... bên cạnh hệ thống các nhà hàng phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Sở Du lịch Hà Nội sẽ xây dựng bản đồ Food Tour để du khách có thể tự mình khám phá, trải nghiệm ẩm thực.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Quyên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Trên góc độ nhà nghiên cứu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Quyên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng, thành phố cần xây dựng chiến lược và kế hoạch phát huy văn hóa ẩm thực gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để các quận, huyện làm căn cứ triển khai nhiệm vụ. Một mặt, thành phố quy hoạch, đầu tư xây dựng các Food tour (tour trải nghiệm ẩm thực), sản phẩm văn hóa ẩm thực có trọng tâm, trọng điểm; xác định các thị trường khách du lịch mục tiêu để xây dựng các chương trình quảng bá phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, Hà Nội cần tổ chức các sự kiện, hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa ẩm thực; có các chính sách hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực để đưa ẩm thực thành sản phẩm công nghiệp văn hóa có lợi thế.

Hà Nội định hướng phát triển du lịch bảo đảm bền vững, hiệu quả, vừa là cửa ngõ đón và phân phối khách du lịch ở phía bắc và cả nước; vừa là điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”. Theo TS. Phạm Mạnh Cường, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, để đạt mục tiêu đó, nguồn nhân lực du lịch nói chung và lĩnh vực ẩm thực nói riêng phải được nâng cao chất lượng. Đây là mục tiêu và sứ mệnh của các cơ sở đào tạo ẩm thực tại Hà Nội.

Người Hà Nội từ xưa đến nay được cho là sành ăn, sành mặc nên ẩm thực Hà Nội cũng mang một chất riêng hiếm nơi nào có được. Để chuyển hóa chất riêng đó thành một sản phẩm văn hóa có giá trị mang lại nguồn lợi cho Thủ đô thì cần có cái nhìn nghiêm túc, từ đó mới có sự đầu tư bài bản để biến tiềm năng thành lợi thế.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Với nhiều tiềm năng và lợi thế về văn hóa là vậy, nhưng việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là thiếu tính đồng bộ và liên kết trong phát triển sản phẩm, thiếu liên kết giữa các đơn vị trong quá trình khai thác tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch, vì vậy chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng bền vững.

Hơn thế, các sản phẩm du lịch ra đời chưa phản ánh hết sự phong phú và đa dạng về văn hóa của Hà Nội. Các công ty du lịch, các đơn vị lữ hành chưa khai thác hết tiềm năng của một vùng đất giàu có về di sản và văn hóa. Trong khi đó, thế mạnh của Hà Nội để phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách chính là “vốn” di sản văn hóa vừa giàu có, vừa đa dạng. Trong khi có một số sản phẩm du lịch văn hóa thu hút được đông đảo du khách thì cũng có không ít sản phẩm lại đang vắng bóng người tới thưởng thức.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Ông Phùng Quang Thắng - Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội.

Ông Phùng Quang Thắng - Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội cho biết, việc khai thác du lịch của Hà Nội hiện nay còn rời rạc, chỉ vài điểm truyền thống tại một số quận nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa nên chưa ra được tổng thể các tour du lịch mang tính bài bản tại các điểm du lịch Hà Nội. Để khai thác tiềm năng điểm đến còn đang bỏ phí hiện nay, ông Phùng Quang Thắng cho rằng, cần xây dựng các trục du lịch chính cho Hà Nội.

Trước mắt, có thể phân định 3 không gian du lịch theo 3 trục lớn: Trung tâm Hà Nội - Ba Vì - Sơn Tây; nội thành Hà Nội - Đông Anh - Sóc Sơn; nội thành Hà Nội - Mỹ Đức (chùa Hương). Các tuyến du lịch này như kiềng 3 chân để các đơn vị lữ hành khai thác, có thể xây dựng các sản phẩm khác nhau như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…

Ngoài ra, các đơn vị điểm đến cần có sự liên kết với đơn vị lữ hành để xây dựng nên những sản phẩm du lịch khác nhau. Để làm điều đó, các đơn vị cần sử dụng các dịch vụ mới, áp dụng công nghệ 4.0 như sử dụng vé điện tử để doanh nghiệp dễ xây dựng tour.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia du lịch, Hà Nội cần chú trọng đẩy mạnh và sáng tạo các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, ứng dụng công nghệ số, tăng tương tác, các sân khấu trình diễn văn hóa, các công trình văn hóa nghệ thuật và các trung tâm văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách.

Thủ đô cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng; bảo tồn và phát triển văn hóa vùng miền, đào tạo đội ngũ nhân lực cho du lịch văn hóa, những người có kiến thức và kinh nghiệm là sứ giả mang đến thông tin về lịch sử, văn hóa lễ hội… cho khách du lịch. Truyền thông về văn hóa cũng là một mặt trận quan trọng trong việc xúc tiến du lịch văn hóa, sáng tạo, đổi mới và lan tỏa mạnh mẽ giúp du lịch văn hóa phát triển.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, để khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch Hà Nội tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch
Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Hà Nội cần tập trung công tác quy hoạch, đầu tư, bảo tồn, trùng tu di tích gắn với phát huy các giá trị di sản, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch Thủ đô, trong đó tập trung vào các công trình trọng điểm. Qua đó, kiến tạo các điểm du lịch văn hóa có chất lượng, đẳng cấp cao.

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch phải có trách nhiệm, phát triển du lịch hướng đến cộng đồng, thực hiện bảo tồn văn hóa dựa vào cộng đồng dân cư địa phương theo hướng chia sẻ hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, địa phương, người dân và du khách.

Thành phố chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là người dân ở các khu du lịch nhằm nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử hài hòa, văn minh, thân thiện trước mắt cho những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch; phát huy vai trò tích cực của cộng đồng dân cư để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

Việc đẩy mạnh khai thác các yếu tố đặc trưng văn hóa của Hà Nội để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù và có tính cạnh tranh cao rất cần thiết. Cơ quan chức năng cần tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả và phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phát triển dịch vụ du lịch gắn với quản lý, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ, di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian.

Thành phố cần chú trọng công tác đầu tư, xúc tiến sản phẩm du lịch văn hóa nhằm phát triển, định vị và quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Hà Nội dựa vào những giá trị nổi bật về di sản, những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống của người dân Thủ đô cũng rất cần quan tâm.

Ngoài ra, thành phố cần tập trung các chiến dịch quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa trên các kênh truyền thông lớn trong nước và quốc tế; định kỳ hàng năm, tổ chức các sự kiện, lễ hội du lịch văn hóa lớn, đặc sắc mang tính quốc gia và quốc tế.

Một giải pháp cũng rất cần quan tâm là thúc đẩy thu hút nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại các điểm đến di tích, di sản. Nghiên cứu, triển khai thí điểm mô hình đầu tư công - quản lý tư và lãnh đạo công - quản trị tư trong đầu tư, vận hành các khu, điểm du lịch trong đó có các điểm đến di tích, di sản.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt hơn 14 triệu lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 3,14 triệu lượt khách, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 2,21 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).

Tính cả năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1%, tương đương 83% kết quả năm 2019).

Trong đó gồm: 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 266,7% so với năm 2022 (tăng 33,3%, tương đương 57% kết quả năm 2019) và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022 (tăng 5%, tương đương 91% kết quả năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83%, tương đương 84,4% kết quả năm 2019).

Trong kế hoạch năm 2024, Hà Nội phấn đấu đón khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với ước năm 2023, trong đó gồm: 5 triệu lượt khách quốc tế (có 3,2 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 25% so với ước thực hiện năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với ước thực hiện năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2023.

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Không nói không, không nói khó…":

Bài 1: Chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động Bài 2: Phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên di sản Bài 3: Khai thác giá trị từ di sản công nghiệp Bài 5: "Chìa khóa" là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Mai Anh

Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

« Xem bài 3

Xem bài 5 »

Phạm Mạnh