eMag azine
13/07/2024 20:00
Bài 5: "Chìa khóa" là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

13/07/2024 20:00

TTTĐ - Trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu "Thành phố sáng tạo sẽ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa giàu sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

thành phố

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Việc tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO có tác động rất tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu "Thành phố sáng tạo sẽ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa giàu sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Để phát triển được ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững và hiệu quả thì cần phải có các cơ sở hạ tầng vững chắc, đó chính là các không gian sáng tạo. Chính vì thế, trong những năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới, hay Việt Nam đều mong muốn và hướng tới gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO để có thể phát triển nhiều không gian văn hóa sáng tạo tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo
Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương.

Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết: Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố được vinh danh quốc tế, với việc lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững.

Hiện nay, đã có hơn 350 thành phố của hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Mạng lưới này và cùng hướng tới một mục tiêu chung: Đặt sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa vào trung tâm của các kế hoạch phát triển ở cấp địa phương và tích cực hợp tác ở cấp quốc tế.

Năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chúng ta có mục tiêu là hình thành được 3 trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh và phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Từ đó đến nay, trong quá trình thực hiện có nhiều khó khăn nhưng cũng có rất nhiều chuyển biến tích cực, tính kết nối quốc tế đã có sự cởi mở hơn. Đặc biệt, thông qua quá trình hội nhập quốc tế, những người làm nghiên cứu, những người làm hợp tác quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu và đề xuất đưa Hà Nội tham gia vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Đến năm 2019, chúng ta đã thành công khi đưa thành phố Hà Nội gia nhập Mạng lưới này. Từ đó, thành phố sáng tạo đã trở thành một từ khóa được mọi người tìm hiểu, được các địa phương quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để vươn tới. Tháng 10/2023, hai thành phố Hội An và Đà Lạt đều cùng được gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo
Hà Nội - điểm sáng trong mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO

"Từ một chiến lược chúng ta đặt ra, cho đến ngày hôm nay đã thực hiện vượt chỉ tiêu khi có 3 thành phố đã được gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Điều đó thể hiện sự chuyển động mạnh mẽ hơn của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong tính kết nối với khu vực và toàn cầu. Đây là một thành công mang tính đột phá của Việt Nam trong việc phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng thành phố sáng tạo" - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022, của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định quan điểm phát triển công nghiệp văn hóa góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đưa Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”, quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới. Do đó, thành phố Hà Nội luôn chú trọng gắn kết giữa phát triển các ngành công nghiệp văn hóa với xây dựng và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.

Ngày 30/10/2019, thành phố Hà Nội được gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Đây là mạng lưới tập hợp các thành phố trên toàn thế giới có sự phát triển dựa trên yếu tố cốt lõi là sáng tạo ở 7 lĩnh vực, như điện ảnh, thiết kế, ẩm thực, văn học, âm nhạc, nghệ thuật truyền thông, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian). Với hệ thống hàng nghìn di sản văn hóa rất đặc sắc, đa dạng, hệ thống nhiều làng nghề thủ công truyền thống cùng cộng đồng sáng tạo phong phú với nhiều nhà thiết kế, nghệ sĩ, các không gian sáng tạo… Hà Nội được công nhận là thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo
Hoàng thành Thăng Long - Di sản vô giá.

Có thể thấy, hoạt động thiết kế hiện diện sống động trong mọi ngõ ngách của thành phố nghìn năm văn hiến, thể hiện ở “nhiều lớp lịch sử” kiến trúc đô thị và hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên sự gắn kết hài hòa trong đời sống giữa tự nhiên với con người. Từ những công trình kiến trúc lâu đời, nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long hay các công trình kiến trúc đa dạng thể hiện tài hoa, sức sáng tạo trong thiết kế của nhiều thế hệ nhà thiết kế mang phong cách kiến trúc Pháp, như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam... đến các công trình kiến trúc đương đại tiêu biểu, như cầu Nhật Tân với 5 tháp trụ được chiếu sáng tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội..., tất cả đã cho thấy sự đa dạng và cuốn hút trong nghệ thuật thiết kế của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các sản phẩm thủ công nổi tiếng trong và ngoài nước ở các làng nghề truyền thống của Thủ đô Hà Nội, như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái...

Hiện nay, thành phố Hà Nội vừa có nhiều doanh nghiệp thiết kế, thiết kế nội thất, thiết kế đô thị, thiết kế hội họa, vừa có cộng đồng và các nhóm sáng tạo ở hầu hết các lĩnh vực, tiêu biểu như Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân sáng tạo, Hội nghệ nhân thợ giỏi, Hiệp hội làng nghề Hà Nội…

Việc tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO có tác động rất tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả thương hiệu “Thành phố sáng tạo” để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ văn hóa giàu sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng chia sẻ: Trên chặng đường phát triển thương hiệu "Thành phố sáng tạo" sau khi được UNESCO công nhận, Hà Nội đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm xung quanh chủ đề thiết kế sáng tạo. Hà Nội cũng là thành phố duy nhất của cả nước xây dựng một nghị quyết về phát triển Công nghiệp văn hóa, đó là Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được thông qua có điều khoản riêng về lĩnh vực văn hóa sáng tạo, với việc thành phố sẽ có quy hoạch chung về thiết kế đô thị, phát triển nguồn lực cho xây dựng, phát triển thành phố sáng tạo. Qua đó, đã cho thấy, việc phát triển thành phố sáng tạo nằm trong lộ trình, kế hoạch phát triển bài bản của thành phố Hà Nội”.

Từ năm 2019 đến 2023, nhiều hoạt động trình diễn văn hóa sôi nổi, độc đáo của các không gian sáng tạo Hà Nội đã được tổ chức, như không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, không gian bích họa phố Phùng Hưng, không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn… được sử dụng thành nơi tổ chức các hoạt động sáng tạo, kết nối cộng đồng, góp phần làm cho người dân thêm yêu thành phố, khơi dậy những năng lượng sáng tạo tích cực, góp phần định hình thương hiệu "Thành phố sáng tạo", thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Qua đó, có thể thấy, các không gian sáng tạo đã giúp xây dựng thương hiệu cho nghệ sĩ, kết nối nghệ sĩ với thị trường người tiêu dùng và thụ hưởng các sản phẩm văn hóa, đồng thời qua đó giúp tạo nên bản sắc văn hóa và sức hấp dẫn cho Thủ đô.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Nhà sáng lập không gian sáng tạo Zone 9, kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh cho biết: Hà Nội có những không gian trống, bỏ hoang như các nhà máy công nghiệp, hoàn toàn có thể đưa vào khai thác nhờ ý tưởng sáng tạo của đội ngũ thiết kế. Như vậy, rất nhiều ngành nghệ thuật như mỹ thuật, kiến trúc... cộng hưởng vào sẽ giúp công việc sáng tạo thành công và thương mại hóa được sản phẩm.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Hiện nay, những ngành công nghiệp sản xuất hay chế tạo khác đều được quy hoạch và dành cho một quỹ đất để phát triển. Mặc dù đã nhận thức được vai trò của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo có đóng góp vào sự phát triển đất nước nhưng trong quy hoạch, chính sách vẫn có chưa nhiều quỹ đất để cho ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết: "Hà Nội vẫn còn những quỹ đất có thể chuyển hóa được, có những khu công nghiệp đang "ngủ yên" nên chúng ta phải sử dụng khả năng thiết kế sáng tạo để mang lại sức sống mới cho thành phố. Như chúng ta cũng biết, công nghiệp nặng ra ngoài đô thị, còn trung tâm công nghiệp văn hóa nằm trong đô thị, đối với một thành phố sáng tạo phải hướng đến sự bền vững, không thể xây mới, hay phá vỡ mà phải sử dụng khả năng sáng tạo để thiết kế tạo ra các không gian sáng tạo mới, chuyển đổi công năng, làm cho thành phố xanh sạch đẹp hơn".

Nhà nước, cơ quan quản lý cần có những quyết sách ưu tiên tạo ra các không gian cho cộng đồng sáng tạo phát triển được lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Thành phố sáng tạo là một trong những lĩnh vực có thể sử dụng tính thiết kế để tạo nên sự chuyển hóa, tính kết nối liên ngành và xuyên ngành đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Cùng với đó, để những hoạt động sáng tạo có thể bùng nổ, mang tính đột phá hơn thì cần phải có điểm tựa, những nguồn lực đầu tư cho văn hóa, mở rộng quan hệ hợp tác tạo sự phát triển. Không chỉ riêng Hà Nội, mà các thành phố sáng tạo khác đều mong muốn có sự đồng cảm và đồng hành của các nhà nghiên cứu, sáng tạo, giới truyền thống trên con đường phát triển ngành công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo trong tương lai.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước đi chủ động, sáng tạo trong việc gắn kết giữa phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và xây dựng, định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, hướng tới xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm hội tụ thiết kế và đổi mới ở khu vực, kinh đô sáng tạo của Đông Nam Á. Thành phố chú trọng phát triển du lịch văn hóa, đẩy mạnh quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng thông qua việc tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tại nhiều nước trên thế giới; thực hiện Chương trình hợp tác tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội trên kênh CNN quốc tế giai đoạn 2019 - 2024 giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Mạng tin tức truyền hình cáp CNN.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Hà Nội chú trọng quảng bá những giá trị di sản văn hóa và những thiết kế sáng tạo của Hà Nội với các nước trên thế giới. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước, như các lễ hội văn hóa ẩm thực, lễ hội thiết kế, lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại với những không gian văn hóa sắp đặt ấn tượng cùng nhiều sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống; không gian mỹ thuật với dòng tranh dân gian Hàng Trống, tranh ghép gốm; không gian trình diễn di sản văn hóa phi vật thể với hát chèo, hát ví, hát dô, hát xẩm...

Bên cạnh đó, thành phố tổ chức nhiều sự kiện, liên hoan với sự tham gia của hàng trăm tổ chức, cá nhân, mang đến không khí sáng tạo trên khắp thành phố. Thành phố cũng xây dựng các tuyến du lịch văn hóa gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử có giá trị cao về thẩm mỹ và thiết kế (như Di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long, Đền Ngọc Sơn - hồ Hoàn Kiếm, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phố cổ Hà Nội, chùa Hương, Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,…) cùng sự gắn kết với khai thác các sản phẩm du lịch từ nghệ thuật trình diễn dân gian, như hát ca trù, hát dô, trống quân…

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo
Hanoi Design Centre được xem là mái nhà chung của những nghệ nhân thủ công mỹ nghệ; nơi gìn giữ, phát triển và trưng bày những giá trị, sản phẩm tuyệt đẹp được làm từ đôi bàn tay của người Việt khéo léo.

Để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, giúp công chúng thêm cơ hội tiếp cận nghệ thuật, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có chất lượng tốt và truyền cảm hứng sáng tạo trong cộng đồng, Hà Nội còn đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các không gian sáng tạo đa lĩnh vực, trong đó có những trung tâm tập trung vào lĩnh vực thiết kế sáng tạo, như: Hanoi Design Center, VICAS Arts Studio, VCCA, Workroomfour; không gian nghệ thuật đương đại và sáng tạo mới Heritage Space với việc tổ chức Tháng thực hành nghệ thuật, trong đó có nhiều hoạt động thực hành nghệ thuật và triển lãm giữa các nghệ sĩ chuyên nghiệp quốc tế và các nghệ sĩ trẻ Việt Nam; VICAS Arts Studio (Trung tâm hỗ trợ và phát triển nghệ thuật đương đại thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) với triển lãm “Tòhe-Vo-lu-tion”. Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD với các khóa học về biên kịch, quay phim, diễn xuất… VICAS Art Studio còn tổ chức trưng bày nghệ thuật theo các chủ đề khác nhau, mang ý nghĩa xã hội, truyền cảm hứng và lý tưởng sống đẹp cho mọi người.

Nhiều hoạt động trình diễn văn hóa sôi nổi, độc đáo của các không gian sáng tạo Hà Nội đã được tổ chức trong thời gian qua, như không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, không gian bích họa phố Phùng Hưng, không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn… được sử dụng thành nơi tổ chức các hoạt động sáng tạo, kết nối cộng đồng, góp phần làm cho người dân thêm yêu thành phố, khơi dậy những năng lượng sáng tạo tích cực, góp phần định hình thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Có thể thấy, các không gian sáng tạo đã giúp xây dựng thương hiệu cho nghệ sĩ, kết nối nghệ sĩ với thị trường người tiêu dùng và thụ hưởng các sản phẩm văn hóa, đồng thời qua đó giúp tạo nên bản sắc văn hóa và sức hấp dẫn cho Thủ đô.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo
Chương trình hòa nhạc ngoài trời Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert

Bên cạnh đó, Hà Nội còn xây dựng và triển khai chương trình hành động trung, dài hạn với nhiều nội dung, như kiến tạo trung tâm thiết kế sáng tạo; thiết lập dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo... Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối các chính sách của thành phố với thúc đẩy sáng tạo, như Tọa đàm Hợp tác công - tư thúc đẩy sự phát triển không gian văn hóa sáng tạo tại Hà Nội; phát triển nhiều chương trình văn hóa hấp dẫn, nâng tầm sáng tạo, như Chương trình hòa nhạc ngoài trời Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert, Giải Chạy quốc tế Di sản Hà Nội...

Thành phố xây dựng các chương trình, dự án nuôi dưỡng tài năng, kích thích năng lực sáng tạo, như Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo Đông Nam Á...; xây dựng các dự án lớn trong lĩnh vực sáng tạo thiết kế, phục vụ đời sống văn hóa của người dân, như Hợp tác xã Vụn Art (mái nhà của người khuyết tật thiết kế tranh ghép từ những mảnh vải vụn); dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam được triển khai tại làng gốm Bát Tràng với các hoạt động thiết kế sáng tạo đương đại, kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống; tổ chức các sự kiện văn hóa và thiết kế quy mô lớn, như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF), tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam thu - đông, tuần lễ thời trang trẻ em Việt Nam, các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các lễ hội văn hóa - nghệ thuật...

GIẢI PHÁP GẮN KẾT CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG, ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU “THÀNH PHỐ SÁNG TẠO”

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, về tầm nhìn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” gắn với truyền thống văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến; qua đó nhằm khơi dậy niềm tự hào, tình yêu Hà Nội, cảm hứng sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển trong đội ngũ cán bộ và mỗi người dân Hà Nội cũng như toàn xã hội, cộng đồng, hướng tới xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Hai là, nâng cao hiệu quả việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022, của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, chú trọng lồng ghép yếu tố sáng tạo vào các chiến lược phát triển, chương trình hành động, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hoàn thiện cơ chế, chính sách (chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch đô thị, chính sách thuế…), tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển các không gian sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có thế mạnh. Nghiên cứu, chọn lựa trọng tâm và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo.

Chìa khóa là gắn với xây dựng thành phố sáng tạo

Một phương án đạt giải Nhất hạng mục Tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị phải di dời hoặc chuyển đổi chức năng.

Ba là, xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội nhằm tạo môi trường ươm mầm và nuôi dưỡng các tài năng trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo tại Hà Nội, tạo hệ sinh thái phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm của Thủ đô. Hỗ trợ việc nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình phát triển không gian sáng tạo, nhất là các không gian sáng tạo hoạt động vì mục đích cộng đồng để tăng cường kết nối sáng tạo, thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ văn hóa ngày càng đa dạng và giàu giá trị hơn.

Bốn là, xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực và thu hút tài năng trong thiết kế sáng tạo. Triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội tạo sân chơi cho các bạn trẻ và cộng đồng nói chung trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến thiết kế sáng tạo. Tổ chức tuần lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm, quảng bá những đổi mới trong thiết kế sáng tạo từ Hà Nội và trên toàn cầu. Tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho những tài năng mới trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ với các ngành công nghiệp văn hóa.

Năm là, tích cực và chủ động tham dự các hội nghị, diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và toàn cầu. Tổ chức Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo Đông Nam Á tại Hà Nội. Khai thác hiệu quả năng lực sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của văn hóa và sáng tạo trong đời sống, gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Hà Nội, tạo tiền đề thúc đẩy các thành phố khác của Việt Nam tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Mai Anh - Hồng Mạnh


Bài viết liên quan loạt bài "Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội: Không nói không, không nói khó…":

Bài 1: Chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động Bài 2: Phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên di sản Bài 3: Khai thác giá trị từ di sản công nghiệp Bài 4: Lấy văn hóa làm nền tảng để phát triển du lịch

« Xem bài 4

Phạm Mạnh