Tag

Bài 66: Biết cảm ơn và xin lỗi dân…

Phóng sự 09/08/2017 10:37
aa
TTTĐ.VN - Chính quyền gửi thư cảm ơn dân khi giải quyết xong công việc cho dân; xin lỗi dân khi các tổ chức, cá nhân giải quyết không đúng hẹn, không giải quyết kịp thời công việc hành chính của nhân dân… đang là câu chuyện hàng ngày tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bài 66: Biết cảm ơn và xin lỗi dân…

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 65: Nhiều đột phá ở Cục thuế Hà Nội

Ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm vui mừng cho chúng tôi biết nhiều kết quả tích cực trong nỗ lực CCHC của quận, trong đó nổi bật nhất là nỗ lực xây dựng chính quyền trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân.

Ông Trần Thanh Long cho biết, để nâng cao chất lượng phục vụ và làm cho nhân dân ngày càng hài lòng hơn nữa khi đến với chính quyền, năm 2016, quận Nam Từ Liêm là đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội triển khai thực hiện “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm”. Ông giải thích, chính quyền, công sở thân thiện phải đảm bảo sự hài lòng của nhân dân, tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ giải quyết công việc hành chính thông qua việc thực hiện tốt “Nụ cười công sở”, các quy định về văn minh, văn hóa công sở; có thái độ tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhẹ nhàng, lịch sự khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân đến làm việc, quan hệ công tác.


Bài 66: Biết cảm ơn và xin lỗi dân…
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại quận Nam Từ Liêm

Từ năm 2016, quận Nam Từ Liêm và UBND các phường trong quận đã xây dựng và thực hiện phương châm hành động“5 biết” (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi và biết cảm ơn); “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả); “3 không” (không chậm trễ giải quyết hồ sơ và công việc; không sách nhiễu, phiền hà nhân dân; không để tổ chức, công dân đi lại nhiều lần) và “10 nguyên tắc giao tiếp với công dân”. Nam Từ Liêm cũng thực hiện chấn chỉnh lề lối, phong cách làm việc theo hướng “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, tạo điều kiện công dân và tổ chức giám sát việc thực hiện công vụ của chính quyền cơ sở nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

Đáng chú ý, quận Nam Từ Liêm đã thực hiện việc gửi thư cảm ơn tới người dân sau khi giải quyết xong công việc cho dân. Đồng thời, quận cũng thực hiện gửi "Thư xin lỗi" đối với các tổ chức, cá nhân khi giải quyết không đúng hẹn, không giải quyết kịp thời công việc hành chính của nhân dân, tổ chức và cá nhân đến liên hệ; gửi “Thư cảm ơn”, “Thư chúc mừng”, “Thư chia buồn” nhằm thể hiện sự quan tâm của chính quyền, cơ quan đối với tổ chức, cá nhân khi giải quyết các công việc có liên quan đến chính quyền. UBND một số phường thuộc quận đã chủ động triển khai trả Giấy khai sinh, thẻ Bảo hiểm y tế, Sổ hộ khẩu và gửi thư chúc mừng tại nhà cho công dân.

Vừa sinh em bé, chị Bùi Thị Thanh Mai ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm phấn khởi cho biết chị và gia đình rất cảm động khi nhận được thư chúc mừng từ UBND quận Nam Từ Liêm. “Một việc nhỏ thôi nhưng nó cho thấy chính quyền rất trọng dân, chia sẻ với người dân. Chính quyền trọng dân thì dân cũng sẽ trọng chính quyền thôi” – chị Mai nói.

Ngoài việc đi đầu trong triển khai thực hiện “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm”, quận Nam Từ Liêm còn được chọn là mô hình điểm để nhân rộng toàn thành phố Hà Nội trongthực hiệntrực tuyến mức độ 3 và rút ngắn thời gian giải quyết đối với TTHC liên thông 3 trong 1, 2 trong 1. Đó là Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi (3 trong 1): thời gian giải quyết từ 7 ngày xuống còn 3 ngày, trong khi Liên ngành Thành phố Hà Nội thống nhất thực hiện 5 ngày. Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú: thời gian giải quyết từ 6 ngày giảm xuống còn 2 ngày. Quận Nam Từ Liêm là đơn vị duy nhất thực hiện thủ tục liên thông này.

Trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh – Cấp mã số thuế, Quận Nam Từ Liêm tiếp tục rà soát, thực hiện liên thông trực tuyến mức độ 3, cắt giảm thời gian cấp Đăng ký kinh doanh - Cấp mã số thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mới thành lập, từng bước góp phần phát triển kinh tế. Kết quả trước đây phải nộp 2 bộ hồ sơ cho 2 cơ quan thì nay nộp 1 hồ sơ cho 1 cơ quan, rút ngắn thời gian giải quyết từ 16 ngày xuống còn 4 ngày; do nộp hồ sơ trực tuyến nên thay vì đi 4 lần tới 2 cơ quan thì nay chỉ cần 1 lần đến bộ phận một cửa ký hồ sơ và nhận cùng lúc 2 kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và Giấy đăng ký mã số thuế. Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, UBND quận Nam Từ Liêm là đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện, thị xã thực hiện liên thông cấp đồng thời Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy đăng ký mã số thuế.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các quận, huyện, thị xã của Thành phố và quận Nam Từ Liêm đứng thứ 3/30 quận, huyện, thị xã toàn thành phố, với 93,3 điểm. Đây là một sự ghi nhận rất xứng đáng cho những nỗ lực trong CCHC; hướng tới nền hành chính phục vụ, kỷ cương, thân thiện, chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng chính quyền trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân của quận Nam Từ Liêm.





Thúy Hương

Tin liên quan

Đọc thêm

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Xem thêm