Bài học trong quản lý đất đai tại TP HCM
Bài liên quan
TP HCM đề xuất quy hoạch xây dựng tuyến đường trên cao tại huyện Cần Giờ
TP HCM: Bất cập tại dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc
Đề nghị cơ quan liên ngành làm rõ việc người bị thi hành án tù vẫn tham gia hoạt động tố tụng dân sự
TP HCM: Số thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức 2019 tăng đột biến
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được mở rộng lên 6-8 làn xe
Theo phản ánh của ông Lê Như Nguyên và bà Nguyễn Kiều Diễm Chi, trú tại Phường 4, Quận 10, TP HCM cho biết, gia đình ông Nguyên và bà Chi là chủ sở hữu khu đất tại số thửa 402, tờ bản đồ số 44, phường An Lạc, quận Bình Tân theo Giấy chứng nhận số CS13787 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cấp ngày 15/8/2019.Sau khi được sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng và UBND quận Bình Tân, ông Nguyên, bà Chi đã hoàn thiện các quy định của pháp luật để chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất nêu trên.
Cụ thể, ngày 24/9/2019, ông Nguyên nộp vào ngân sách nhà nước thông qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Sài Gòn - Phòng Giao dịch Hậu Giang số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất là hơn 9,328 tỷ đồng.
Cùng ngày, gia đình ông Nguyên tiến hành nộp hồ sơ, làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân và được cán bộ nhận hồ sơ hẹn thời gian trả kết quả vào ngày 09/10/2019.
Tuy nhiên, đã quá thời hạn được ghi trên Phiếu tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận rất nhiều ngày, nhưng ông Lê Như Nguyên và bà Nguyễn Kiều Diễm Chi vẫn không nhận được Giấy chứng nhận của gia đình mình.
Sốt ruột với cung cách làm việc của các cấp ngành quận Bình Tân, ông Lê Như Nguyên có đơn kiến nghị, phản ánh lên lãnh đạo quận Bình Tân để chất vấn và yêu cầu trả lời thỏa đáng nhằm làm rõ quy trình, thời hạn trao trả “sổ đỏ” đối với gia đình ông. Thế nhưng, ông Nguyên chỉ nhận lại được những câu trả lời rất mập mờ, khó hiểu của các cán bộ quận Bình Tân.
Phiếu tiếp nhận kết quả của Chi nhánh Văn phòng đất đai quận Bình Tân - TP HCM |
Mãi đến ngày 19/11/2019 (thời điểm quá hạn trả hồ sơ hơn 45 ngày), ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân mới có văn bản số 5643/CNBTA về việc liên quan đến sự chậm trễ cấp sổ đỏ cho thửa đất 402, tờ bản đồ 44, phường An Lạc.
Văn bản có nêu: “Ngày 27/9/2019, Chi nhánh Văn phòng đất đai quận Bình Tân có nhận được công văn số 4555/UBND của UBND phường An Lạc với nội dung “UBND phường nhận thấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H01551/An Lạc do UBND quận Bình Tân cấp ngày 16/7/2007 của ông Lê Như Nguyên có thế chấp thực hiện giao dịch dân sự với ông Nguyễn Phi Long. Do đó, để tránh trường hợp phát sinh hậu quả về phần tài sản thuộc thửa đất số 402, tờ bản đồ số 44 (TL-2005). UBND phường đề nghị Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận tạm giữ bản chính Giấy chứng nhận số CS13787 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cấp ngày 15/8/2019 cho ông Lê Như Nguyên và bà Nguyễn Kiều Diễm Chi trong thời gian làm rõ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H01551/An Lạc do UBND quận Bình Tân cấp ngày 16/7/2007”.
Ngày 28/10/2019, UBND quận Bình Tân có Thông báo số 1740/TB-UBND ngày 28/10/2019 với nội dung: … Giao Công an Quận tiếp nhận hồ sơ và tiến hành điều tra làm rõ hành vi sai phạm của đương sự có liên quan trong việc giả làm đơn cớ mất để xin cấp lại Giấy chứng nhận số CS13787 ngày 15/8/2019 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM thay thế cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H01551/An Lạc do UBND quận Bình Tân cấp ngày 16/7/2007”.
Dù đã nộp hơn 9,328 tỷ đồng vào ngân sách, nhưng câu trả lời của Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân khiến người dân tức tưởi. |
Quá bàng hoàng trước lý do giữ lại sổ đỏ của Văn phòng Đăng ký đất đai TP Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Tân, ông Lê Như Nguyên cho biết, trong quá trình xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND phường An Lạc đã có xác nhận đất không có tranh chấp, các phòng chuyên môn của quận và UBND quận Bình Tân đồng ý đề xuất cấp Giấy chứng nhận và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh ký cấp sổ đỏ theo quy trình.
Qua sự việc xảy đến với gia đình, ông Lê Như Nguyên cho rằng, việc ban hành văn bản trả lời của Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân như trên là duy ý chí và chưa thuyết phục, “Khi mọi việc còn chưa ngã ngũ, tạm thời chưa bàn tới ai đúng ai sai, tuy nhiên, văn bản trả lời của Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân gửi cho gia đình tôi chẳng khác phủi tay mọi trách nhiệm”.
“Trong khi thực tế, gia đình tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và được công nhận quyền sử dụng đất từ nhiều năm nay, đồng thời thửa đất thuộc diện đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” theo quy định của pháp luật. Vì sao, UBND phường An Lạc, UBND quận Bình Tân lại quá bất nhất, lúc nói có tranh chấp, lúc lại bảo không có tranh chấp đối với thửa đất của gia đình tôi?. Tại sao ngay từ ban đầu, các cấp chính quyền không công khai, không minh bạch các thông tin để gia đình tôi được biết. Rõ ràng, đến nay, việc Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân chưa trao trả giấy chứng nhận cho gia đình tôi là điều vô cùng vô lý và có vấn đề” - ông Nguyên bức xúc.
Để rộng đường dư luận, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP HCM - Chi nhánh Bình Tân để tìm hiểu thông tin sự việc.
Khi được hỏi có vấn đề nhũng nhiễu khi chậm trễ cấp sổ cho người dân trong trường hợp trên thì ông Nguyễn Thanh Bình trả lời: “Chúng tôi có nhũng nhiều gì đâu”.
Ông Nguyễn Thanh Bình chỉ trả lời rất ngắn: “Cơ quan Công an đang xác minh, làm rõ thì chúng tôi làm sao trả được”.
Nói về tình trạng cán bộ nhũng nhiễu trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tại kỳ họp thứ 17 HĐND Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Toàn Thắng đã thẳng thắn thừa nhận, “Hiện nay, ngành TN&MT có hệ thống một cửa về đất đai. Người dân có thể vào tra cứu. Về việc cán bộ nhũng nhiễu, tôi nhận trách nhiệm. Từ khi chuyển việc cấp giấy chứng nhận về Văn phòng đăng ký đất đai, Sở TN&MT phải rà soát 1200 cán bộ về năng lực, trình độ để sắp xếp lại. Chúng tôi đã sắp xếp lại 200 trường hợp. Đúng là có chuyện quá trình tiếp nhận hồ sơ, anh em xử sự không đúng quy định. Ngành có quy định nhưng chấp hành không đúng”.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi có hành không hành vi nhũng nhiễu của các cán bộ quận Bình Tân trong trường hợp này, cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan trong vụ việc, đề nghị UBND TP HCM, Tổng cục Quản lý đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cần khẩn trương vào cuộc, thanh tra, kiểm tra, làm rõ toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc, xử nghiêm minh các sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.