Bảo đảm trực cấp cứu 24/24h trước ảnh hưởng của mưa bão
Thực hiện Công điện số 1116/CĐ-BYT ngày 8/9/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3; Công văn số 5309/BYT-KH-TC ngày 8/9/2024 của Bộ Y tế về việc báo cáo tình hình triển khai công tác khắc phục và thiệt hại sau cơn bão số 3 năm 2024; Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT ngày 6/9/2024 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế về việc triển khai công tác phòng, chống, ứng phó cơn bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám chữa bệnh; Công văn số 1463/KCB-QLCL&CĐT ngày 8/9/2024 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế về việc khắc phục tác động và hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) và triển khai công tác khám chữa bệnh; Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 9/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông, Sở Y tế yêu cầu Giám đốc các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện ngay một số nội dung.
![]() |
Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư y tế để ứng phó với mưa lũ |
Các đơn vị đảm bảo công tác thường trực 4 cấp; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh mội trường, an toàn thực phẩm tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ.
Ngoài ra, các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư y tế để ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, để xử trí cấp cứu người bệnh kịp thời; tập trung cứu chữa người bị thương; khẩn trương khắc phục hậu quả tại các cơ sở y tế, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân, không được để người dân, người bệnh không được khám chữa bệnh, chăm sóc y tế.
Đồng thời, các đơn vị tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biên thiên tai, mưa lũ trên địa bàn, đặc biệt là nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão để chủ động triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ”.
![]() |
Phân cấp hỗ trợ chuyên môn |
Về công tác khám chữa bệnh, Sở Y tế chỉ đạo thực hiện phân cấp hỗ trợ chuyên môn, trong đó đối với bệnh nhân nặng, nguy kịch cần hội chẩn các chuyên khoa đầu ngành, lập các nhóm Zalo giữa các cấp chuyên môn để được hỗ trợ, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh kịp thời.
Trường hợp bệnh nhân nặng cần chuyển viện căn cứ vào tình trạng người bệnh và tình hình thời tiết (mưa, ngập lụt...) đơn vị có thể chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, phù hợp để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở triển khai thực hiện nghiêm những nội dung trên, trong quá trình thực hiện, đơn vị báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng đảm bảo của đơn vị và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng đảm bảo của đơn vị; báo cáo về Sở Y tế qua đường dây nóng (điện thoại: 0967981616; BS X.Anh: 091217997; BS Sơn: 0983343466).
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ quan với triệu chứng nhẹ, nam thanh niên bị liệt nửa mặt

“Đột kích” 2 cơ sở thẩm mỹ hành nghề trái phép

Ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

Triển khai Tháng Hành động vì trẻ em 2025

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin

Phát hiện nhồi máu não nguy hiểm từ dấu hiệu đau đầu

Nốt ruồi nhỏ khiến người phụ nữ suýt mất chân
