Bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải gắn với duy trì hoà bình
Quang cảnh Hội nghị |
Tham dự Hội nghị về chủ quyền biển, đảo, có: đại diện Vụ Pháp chế (Bộ TT&TT); Cục chính trịnh, Quân chủng Hải quân; Học viện ngoại giao, Bộ Ngoại giao; lãnh đạo và chuyên viên các Sở TT&TT khu vực phía Bắc; cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin báo chí - xuất bản; phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ông Hồ Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc hội nghị |
Phát biểu khai mạc, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết: Quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay rất quan trọng, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, nặng nề, khó khăn, phức tạp.
Thượng tá Mai Xuân Hưởng, Phó trưởng phòng Trên huấn, Cục chính trị, Quân chúng Hải quân phát biểu tại Hội nghị |
Tại hội nghị, các đại biển đã nghe Thượng tá Mai Xuân Hưởng, Phó trưởng phòng Tuyên huấn, Cục chính trị, Quân chủng Hải quân Thông tin về tình hình biển, đảo trong giai đoạn hiện nay và kết quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quân chủng Hải quân trong những năm gần đây và trong 6 tháng đầu năm 2024.
Trình bầy về “Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông”, Tiến sĩ Đỗ Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao cho biết: “Việt Nam hiện có diện tích 3200km2 thì có tới trên 3.000 đảo và 700.000 km2 diện tích biển trải dài trên 28 tỉnh, thành phố, thu nhập từ kinh tế biển chiếm 60% GDP.
Việc giữ vững an ninh, quốc phòng gắn liền với biển và đại dương là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Vì, biển là không gian quan trọng để chúng ta phòng thủ. Các trung tâm kinh tế quan trọng của chúng ta đều nằm gần biển. Năm 1982 Công ước về Luật biển ra đời là văn kiện rất quan trọng để chúng ta mở rộng quyền tài phán về chủ quyền và quyền chủ quyền với các nước lân bang. Vì vậy, lãnh thổ của chúng ta không chỉ có đất liền mà còn có 700.000km2 trên biển vốn rất giàu tài nguyên gắn với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tién sĩ Đỗ Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao chia sẻ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dưng |
Biển mang lại cho đất nước từ 30 đến 40 nghìn thùng dầu mỗi ngày. Trữ lượng dầu khí dự báo 10 tỷ tấn quy dầu. Mỗi năm chúng ta xuất khẩu 11 tỷ USD thuỷ sản, tiềm năng du lịch biển rất lớn. Chúng ta xuất khẩu và nhập khẩu 600 tỷ USD mỗi năm bằng đường biển chiếm 80% thông qua thương mại quốc tế để đưa hàng hoá Việt Nam đến các quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vì vậy, ngày nay chúng ta phải đổi mới tư duy về biển là gắn với toàn cầu, trong đó có lợi ích về tự do hàng hảng, hàng không. Tầm nhiền về biển phải gắn với tài nguyên ở Biển Đông, tự dọ biển cả và đáy biển. Tình hình an ninh trật tự trên biển hiện nay rất phức tạp, khả năng va chạm giữa ngư dân, lực lượng chấp pháp một số quốc gia rất căng thẳng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải bảo vệ chủ quyền gắn với việc duy trì hoà bình, phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới…”.