Tag

Bất chấp lệnh giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường

Đô thị 13/08/2021 15:03
aa
TTTĐ - Mặc dù vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng đường phố Hà Nội trong ngày 13/8 vẫn đông đúc xe di chuyển trong khung giờ cao điểm, không kém gì những ngày chưa giãn cách xã hội.
Tây Hồ cần thực hiện giãn cách xã hội chặt chẽ từ khu dân phố, tổ dân cư Quảng Ngãi: Người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà từ 21h đến 4h sáng hôm sau Tiêu thụ điện miền Bắc tăng cao, miền Nam lại giảm mạnh Hà Nội: Sinh kế khó khăn, đừng mất tiền vì vi phạm trong lúc giãn cách
Đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng) đông đúc xe cộ,
Đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đông đúc xe cộ trong thời gian giãn cách xã hội

Hạn chế người dân ra đường là điều cần thiết

Mấy ngày gần đây, dù đang trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhưng lượng người và phương tiện tham gia giao thông vào đầu giờ sáng, giờ cao điểm trên nhiều tuyến phố vẫn khá đông đúc. Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, trong sáng nay (13/8), trên nhiều tuyến phố, điểm chờ đèn tín hiệu, hàng trăm phương tiện dừng, đỗ san sát nhau không khác gì những ngày bình thường.

Là thành phố đông dân, có nhiều cơ quan Trung ương, sở, ngành, các đơn vị sản xuất, cung ứng những mặt hàng thiết yếu, nhiều người ở Hà Nội có công việc phải ra đường trong thời gian giãn cách xã hội là điều đương nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng người, xe tấp nập, đông đột biến vài ngày qua cho thấy, trong số người đổ ra đường chắc hẳn có những người không lý do chính đáng, xét theo hoàn cảnh đặc biệt của những ngày chống dịch quan trọng này.

Anh Vũ Huy Hoàng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: Hà Nội đã bước sang ngày giãn cách thứ 20. Việc ở trong nhà một thời gian dài là điều không dễ chịu. Ai cũng thèm ra đường được hít không khí ngoài trời, được nhìn thấy những người khác và cảm nhận sự gấp gáp của cuộc sống thường nhật. Hơn cả là nhu cầu làm việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống của gia đình, người thân. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân nên thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch và chỉ đi ra khỏi nhà khi có việc thực sự cần thiết”.

Bất chấp lệnh giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường
Đường phố Hà Nội vẫn đông đúc xe di chuyển trong khung giờ cao điểm, không kém gì những ngày chưa giãn cách xã hội

Cùng chung quan điểm với anh Hoàng, chị Nguyễn Thị Phương Hoa (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, việc người dân đổ ra đường quá đông là điều cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến mọi nỗ lực kiềm chế dịch Covid-19 của cả thành phố như "đổ sông đổ biển".

“rR đường với lý do không chính đáng lúc này, người ta không chỉ đặt chính bản thân mình vào nguy hiểm mà còn có thể gieo rắc vi vút cho rất nhiều người khác. Trong bất cứ thời điểm nào, bất cứ xã hội nào, tính mạng của con người vẫn luôn là thứ quý giá nhất, được ưu tiên bảo vệ nhất”, chị Hoa nhấn mạnh.

Cần có biện pháp mạnh hơn

Để bảo vệ thành quả chống dịch, bảo vệ người dân, những ngày qua, Thủ đô đã tăng cường siết chặt người ra đường, có lúc đưa ra biện pháp chưa phù hợp nhưng cũng đã nhanh chóng thay đổi, điều chỉnh. Người dân không còn phải đến UBND phường xin xác nhận vào giấy đi đường hay phải trình lịch trực, phân công nhiệm vụ khi qua chốt.

Bất chấp lệnh giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường
Hà Nội cần có những biện pháp cứng rắn hơn để siết chặt người ra đường

Thành phố cũng yêu cầu người dân quét mã QR khi qua chốt kiểm dịch Covid-19... Tuy nhiên trên thực tế, không phải lối đi nào cũng có chốt kiểm soát và nhiều người dễ dàng né chốt để phóng xe trên đường.

Nên chăng bên cạnh những biện pháp đang thực hiện, Hà Nội cần áp dụng thêm việc kiểm tra ngẫu nhiên trên đường. Cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động thường xuyên tuần tra trên các tuyến phố, yêu cầu xuất trình giấy tờ đối với một số người, nếu ai không chứng minh được mình có lý do chính đáng để ra đường trong thời gian giãn cách xã hội thì lập biên bản xử phạt nặng.

Tuy số người được kiểm tra không nhiều nhưng cách này sẽ đánh tan tâm lý "chỉ cần né chốt là có thể đi đâu thì đi" nhờ sự hiện diện của sắc phục cảnh sát trên các tuyến đường và việc truyền thông về các trường hợp bị phạt qua kiểm tra ngẫu nhiên. Nhờ đó, trước khi ra khỏi nhà, từng người sẽ nghiêm túc cân nhắc xem việc đó có thật sự cần thiết hay không.

Chỉ khi nào hạn chế được người ra đường với lý do không chính đáng, chúng ta mới sớm chặn được đường lây virus gây dịch Covid-19, ngày trở lại với cuộc sống bình thường mới sớm đến với người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Xem thêm