"Bệ phóng" cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp sáng tạo
Khởi nghiệp từ ghế nhà trường: Bước đệm thành công cho tương lai “Xưởng khởi nghiệp” đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng AI |
OCOP "cất cánh", thúc đẩy quảng bá sản phẩm địa phương
Luật Thủ đô (sửa đổi) mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp văn hóa tại Hà Nội. Trong đó, việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa với chức năng hỗ trợ phân phối, tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn cho kinh tế địa phương.
Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ được thành lập dựa trên những nguyên tắc cốt lõi: phát huy giá trị văn hóa truyền thống, ứng dụng công nghệ hiện đại, liên kết hợp tác và đảm bảo tính bền vững. Mô hình hoạt động của các trung tâm này có thể là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập, với chức năng chính là tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phân phối, tổ chức sự kiện văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực.
![]() |
Đậu phụ làng Chài - sản phẩm OCOP 3 sao nổi tiếng ở huyện Đông Anh |
"Việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ giúp các sản phẩm OCOP của Hà Nội có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh. Chúng tôi rất kỳ vọng vào mô hình này”, anh Đức Tuấn ở Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ.
Là một người sản xuất đậu phụ ở làng Chài, chị Quỳnh Ngân bày tỏ: "Trước đây, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Nếu có trung tâm công nghiệp văn hóa hỗ trợ, chúng tôi sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập”.
Theo dự thảo, các trung tâm công nghiệp văn hóa không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm, mà còn là "bệ phóng" giúp các sản phẩm OCOP "cất cánh" trên thị trường. Việc tổ chức các sự kiện, triển lãm, hội chợ... sẽ tạo ra không gian giao lưu, kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điều này không chỉ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, mà còn tạo ra cơ hội để các sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Khơi dậy vườn ươm sáng tạo, chắp cánh cho khởi nghiệp văn hóa
Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, không chỉ mở ra cơ hội cho các sản phẩm OCOP, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa. Các trung tâm công nghiệp văn hóa, với vai trò là "vườn ươm" sáng tạo, được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hội tụ của những ý tưởng độc đáo, những dự án tiềm năng, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Thủ đô. Đây không chỉ là nơi để các tài năng trẻ thể hiện mình, mà còn là nơi để những giá trị văn hóa truyền thống được tái hiện và phát triển trong bối cảnh hiện đại.
![]() |
Hệ sinh thái khởi nghiệp - nơi biến ý tưởng thành hiện thực |
"Trung tâm công nghiệp văn hóa là nơi lý tưởng để chúng tôi học hỏi, kết nối và phát triển dự án của mình. Ở đây, những người trẻ có ý thưởng khởi nghiệp hay sẽ được hỗ trợ về vốn, chuyên môn và thị trường", bạn Minh Anh, sinh viên năm thứ 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - người sáng lập một dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ khác đang ấp ủ những ý tưởng sáng tạo cũng đang kỳ vọng dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đi vào thực tiễn. Họ tin rằng, với sự hỗ trợ từ các trung tâm công nghiệp văn hóa, họ sẽ có cơ hội biến những ý tưởng đó thành hiện thực, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của Thủ đô.
"Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ tạo ra một hệ sinh thái thuận lợi cho các dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”, bạn Nguyễn Tuấn Hà, sinh viên năm thứ tư trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết.
Tuấn Hà cho rằng, các trung tâm này không chỉ là nơi hỗ trợ về vật chất, mà còn là nơi tạo ra một môi trường sáng tạo, nơi các nhà khởi nghiệp có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm sự hợp tác.
![]() |
Trung tâm công nghiệp văn hóa được nhiều bạn trẻ kỳ vọng sẽ là điểm tựa cho sản phẩm OCOP và khởi nghiệp |
Với sự hỗ trợ từ các trung tâm công nghiệp văn hóa, những dự án văn hóa sáng tạo sẽ có cơ hội được "chắp cánh" để bay cao và bay xa hơn. Điều này không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa mới, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân Thủ đô. Các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích văn hóa, những nhà đầu tư và du khách muốn khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo của Hà Nội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạo đà cho sản phẩm văn hóa Thủ đô “vươn mình”

Hơn 1.000 thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe sinh sản

Bạn trẻ học kỹ năng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cộng đồng

Công nghệ, AI và sự dịch chuyển xu hướng chọn nghề của bạn trẻ

Đà Nẵng: Tuyên dương 350 Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố

Ninh Thuận vinh danh 150 Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc

Hơn 200 tình nguyện viên được trang bị kỹ năng cứu nạn, cứu hộ

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của “thế hệ vươn mình”

Đà Nẵng: Xây dựng thành phố an toàn, thân thiện với trẻ em
