Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
6 khuyến cáo phòng chống bệnh đậu mùa khỉ Các đơn vị tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ Triển khai công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ WHO cảnh báo về bệnh đậu mùa khỉ |
PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với một dịch bệnh.
Cụ thể, COVID-19 là thí dụ điển hình về PHEIC, vừa được WHO tuyên bố kết thúc vào ngày 5/5 vừa qua sau hơn 3 năm.
Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu |
Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Tổng Giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus cho biết, sau khi số ca nhiễm giảm mạnh, ông đã chấp nhận đề nghị của Ủy ban khẩn cấp WHO về đậu mùa khỉ về việc dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất.
Trước đó, trong cuộc họp của ủy ban này, ông Ghebreyesus cho biết, số ca đậu mùa khỉ được báo cáo trên toàn cầu trong 3 tháng qua ít hơn tới 90% so với số ca của 3 tháng trước đó.
Theo số liệu mới nhất của WHO, từ đầu năm 2022 đến ngày 8/5 vừa qua, đã có trên 87.000 người mắc bệnh đầu mùa khỉ tại trên 100 nước trên thế giới.
Vào tháng 7/2022, WHO tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, mức cảnh báo cao nhất mà cơ quan này ban hành với một loại dịch bệnh.
Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể, vết loét hoặc các vật dụng như quần áo và giường chiếu bị nhiễm virus. Nó cũng có thể lây lan từ người sang người qua giọt bắn.
Các triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh đậu mùa khỉ là sốt, ớn lạnh, đau đầu, uể oải, đau cơ và khớp, mệt mỏi, xuất hiện các vết phát ban và những nốt tổn thương da. Các trường hợp nhiễm virus tập trung ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, nhất là những người có nhiều bạn tình.
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở một số vùng thuộc Trung và Tây Phi trong nhiều thập niên qua nhưng không gây ra đợt bùng phát lớn nào bên ngoài lục địa này. Tuy nhiên, đến tháng 5/2022, cơ quan y tế ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi khác đã ghi nhận hàng chục ca nhiễm bệnh.