Tag
Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh, các cơ sở y tế phân loại sớm để điều trị

Tin Y tế 26/06/2023 17:58
aa
TTTĐ - Ghi nhận tình trạng bệnh tay chân miệng tăng nhanh từ đầu tháng 5 và có nhiều ca biến chứng nặng, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần phân loại và chuyển tuyến phù hợp, để không chuyển nặng, tử vong.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng Tăng cường theo dõi bệnh nhân mắc tay chân miệng Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng nhanh Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại TP Hồ Chí Minh

50% người lớn mắc bệnh không có triệu chứng, dễ lây sang cho trẻ

Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An… tỷ lệ ca mắc bệnh tay, chân, miệng trên 100.000 dân cao so với năm trước và so với trung bình 5 năm vừa qua. Đây cũng là những tỉnh có tỷ lệ ca nặng cao.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết: "Bệnh tay chân miệng đang ghi nhận hơn 2.000 ca mắc mới ở khu vực phía Nam, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 5 ca từ vong xác định do chủng Enterovirus 71 (EV71), 2 trường hợp tử vong khác.

Hiện thống kê dựa trên số ca mắc bệnh nặng nhập viện còn số ca nhẹ chưa thống kê có thể cao hơn nhiều. Trong đó, số ca mắc tay chân miệng chủng EV71 chiếm ưu thế.

Đặc biệt phân độ tay chân miệng hiện chưa được báo cáo rõ ràng, 81% ca bệnh ở TP HCM chưa được phân bổ lâm sàng, gây ảnh hưởng đến đánh giá lâm sàng, xác định xu hướng bệnh tật".

Ngoài ra, TS Nguyễn Vũ Thượng cũng cho biết có 50% người lớn mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Đây là nguồn lây quan trọng nhưng vì không có triệu chứng nên rất dễ lây sang trẻ em. Nhiều trường hợp khác cũng mắc bệnh nhưng biểu hiện không rõ ràng. Do vậy, người dân cần lưu ý đưa chẩn đoán quan tâm phát hiện sớm, trẻ nhập viện sớm phòng biến chứng, tử vong.

Tại Đồng Tháp, theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh, dịch sốt xuất huyết và tay, chân, miệng cũng đang diễn tiến phức tạp. Tính đến tuần 24, Đồng Tháp đã có 902 ca mắc tay chân miệng, trong đó ca mắc dưới 3 tuổi chiếm 68%, 1 trường hợp tử vong.

Đồng Nai cũng ghi nhận 1.694 ca mắc tay chân miệng, giảm 56,37% so với cùng kỳ 2022 (3.883 ca); Không ghi nhận ca tử vong. Tuy nhiên, số ca mắc có xu hướng tăng từ đầu tháng 3, đặc biệt từ tháng 5 tăng mạnh, mỗi tuần có 200-300 ca nhập viện.

Cần phân loại bệnh để chuyển tuyến phù hợp

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: "Hiện nay, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có chiều hướng diễn biến phức tạp, nếu không kiểm soát nghiêm ngặt thì số ca nặng sẽ tăng cao".

GS.TS Phan Trọng Lân đề nghị lãnh đạo các Sở Y tế, các trung tâm kiểm dịch phải có biện pháp giám sát, đánh giá các ổ dịch để kiểm soát, không để dịch lan rộng ở từng điểm.

"Ngoài điều trị thì các địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, điều trị dự phòng ở các cơ sở y tế tư nhân, đẩy mạnh giáo dục cho người dân về ý thức phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Ông Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các tỉnh chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã trở lên, đặc biệt các phòng khám tư nhân lưu ý khi tiếp nhận thăm khám. Với những ca mắc ngay khi tiếp nhận cơ sở y tế phải phân loại mức độ.

Với những ca nhẹ có thể điều trị ở tuyến xã, phòng khám tư nhân. Khi bệnh nhân có dấu hiệu bệnh ở độ 2A phải chuyển lên tuyến huyện hoặc tư nhân điều trị ở độ 2A-1. Từ độ 2B phải lên tuyến tỉnh; Còn phân độ 3, độ 4 phải chuyển lên tuyến trên.

Hiện khu vực phía Nam có 4 bệnh viện ở tuyến cuối tiếp nhận điều trị gồm: Bệnh viện Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố.

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế (bên trái) thăm và kiểm tra tình hình phòng dịch ở trường mầm non
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế (bên trái) thăm và kiểm tra tình hình phòng dịch ở trường mầm non

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế, trước đó, Bộ đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể, kinh phí mua thiết bị y tế, thuốc điều trị cũng đã phân bổ về các địa phương.

Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh; Khi đã có kế hoạch, nếu chưa hoặc đang trình phê duyệt, đề nghị tham mưu, đề nghị UBND tỉnh, thành phố khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần tăng cường theo dõi, tập trung xử lý đảm bảo chất lượng, phân tích tình hình dịch, có giải pháp kịp thời, tùy theo tình hình và địa phương.

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải tổ chức tổ phân tuyến điều trị, phân luồng khám chữa bệnh; Tuyến trên phải tăng cường tập huấn, giám sát chặt chẽ, thực hiện phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế; Phát hiện sớm dịch bệnh, truyền thông tại cộng đồng, tại trường học để phòng dịch.

Đọc thêm

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam Tin Y tế

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam

TTTĐ - Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization - WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam Tin Y tế

Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi Tin Y tế

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Vụ xâm hại 7 trẻ em tại Lâm Đồng: Bộ Y tế vào cuộc Tin Y tế

Vụ xâm hại 7 trẻ em tại Lâm Đồng: Bộ Y tế vào cuộc

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, sau vụ việc 7 trẻ em bị xâm hại tình dục tại một cơ sở tín ngưỡng ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai Tin Y tế

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai

TTTĐ - Viện Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị thành công hai bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVT) - một bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ sót, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.
Ho kéo dài không rõ nguyên do có dị vật "ẩn náu" trong khe amidan trái Tin Y tế

Ho kéo dài không rõ nguyên do có dị vật "ẩn náu" trong khe amidan trái

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một cụ bà N.T.T. (79 tuổi, Nam Định) nhập viện vì ho kéo dài nhiều tuần không rõ nguyên nhân.
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025 Tin Y tế

Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025

TTTĐ - Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống y tế của năm” và “Đổi mới công nghệ y tế của năm” tại khu vực Châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ trao giải Healthcare Asia Awards 2025 - giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Tin Y tế

Nâng cao năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

TTTĐ - Ngày 10/4, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh giai đoạn 2025 - 2030.
Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản Tin Y tế

Cấp cứu em bé 11 tuổi bị chó cắn thủng thực quản

TTTĐ - Ngày 10/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật cấp cứu trường hợp bé gái 11 tuổi bị chó nhà 18kg cắn vùng cổ khiến thực quản bị thủng.
Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO Tin Y tế

Cấp cứu người mắc cúm A nguy kịch nhờ hệ thống ECMO

TTTĐ - Bệnh nhân mắc cúm A nặng với biến chứng suy hô hấp cấp tiến, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO để cứu sống bệnh nhân trước tình trạng nguy kịch.
Xem thêm