Tag

Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt

Camera 360 trẻ 16/05/2025 10:19
aa
TTTĐ - Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân béo phì, mắc đái tháo đường type 2, tim mạch và hàng loạt bệnh lý khác. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra rằng, uống nước ngọt thường xuyên có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

Sáng 16/5, Trung ương Đoàn phối hợp với Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies tổ chức tọa đàm “Tìm hiểu về tác hại của đồ uống có đường đối với thanh thiếu nhi hiện nay”. Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi và cộng đồng về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe thể chất, tinh thần đối với giới trẻ.

Mỗi lon nước ngọt chứa 30 - 40 gam đường

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn Cù Đức Quân cho biết, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, các sản phẩm có đường, đặc biệt là đồ uống có đường đang trở thành một phần phổ biến trong khẩu phần ăn hằng ngày của không ít bạn trẻ. Trên thực tế, từ nước ngọt có ga, trà sữa, nước trái cây đóng chai cho đến các loại nước tăng lực, đồ uống đóng hộp… hầu hết đều có lượng đường cao và nhiều loại vượt khuyến nghị.

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn Cù Đức Quân phát biểu tại chương trình
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn Cù Đức Quân phát biểu tại chương trình

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt từ đồ uống, đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Béo phì, tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch... và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của thanh thiếu nhi.

“Trước thực trạng đó, vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn, trong đó có tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, Trung ương Đoàn luôn chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ; tích cực triển khai, tổ chức các chương trình, hoạt động, tạo môi trường trong chăm lo, đồng hành nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho thanh thiếu nhi…”, anh Cù Đức Quân chia sẻ.

Đồ uống có đường được định nghĩa là: "Tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, nước ép hoa quả dạng lỏng, cô đặc và bột, nước hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà đóng hộp, cà phê uống sẵn và sữa có thêm đường".

Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt
PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng chia sẻ tại diễn đàn

Theo PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền, Trưởng khoa Hoá sinh và chuyển hoá dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, uống nước ngọt mỗi ngày dù chỉ một lon có thể khiến bạn nạp vào cơ thể 30 - 40g đường tự do, vượt mức khuyến nghị hằng ngày của WHO. Về tác hại trước mắt, việc tiêu thụ nước ngọt có thể kích thích cảm giác thèm ăn, giảm ngưỡng no, tăng tiêu thụ những thực phẩm kém lành mạnh khác, đồng nghĩa với làm giảm cơ hội tiêu thụ những thực phẩm khác lành mạnh hơn. Nó có thể dẫn đến thay đổi hành vi ăn uống của giới trẻ theo hướng kém tích cực.

Về lâu dài, điều này làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường tuýp 2, sâu răng, bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Đáng lo ngại hơn, kết hợp với việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên, nhiều bạn trẻ đang có lối sống tĩnh tại, ít vận động gây ra những tác động càng nặng nề hơn đối với sức khoẻ.

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền cho biết, từ các nghiên cứu cũng cho thấy uống nước ngọt thường xuyên có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.

Hành động để giảm sử dụng đồ uống có đường

Toàn cảnh tọa đàm
Toàn cảnh tọa đàm

Theo WHO, thanh thiếu niên nên hạn chế tối đa tiêu thụ đường và nếu có dùng thì không nên tiêu thụ quá 25 gam đường tự do mỗi ngày (tương đương 6 thìa cà phê). Con số này bao gồm các loại đường tự do (đường đơn, đường đôi) đến từ chế độ ăn của chúng ta như đường có sẵn trong mật ong, xi rô, nước ép trái cây và nước trái cây cô đặc…, các thực phẩm, đồ uống có chứa đường bổ sung thêm vào trong quá trình sản xuất và đường được thêm vào trong chế biến các món ăn hằng ngày.

“Việc hạn chế tiêu thụ đường giúp kiểm soát cân nặng, phòng bệnh không lây nhiễm và hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần khỏe mạnh. Thay vì trà sữa hay các loại nước ngot bạn trẻ nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường...”, PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền chia sẻ.

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền đề xuất tổ chức nhiều hoạt động truyền thông để giảm sử dụng đồ uống có đường; khuyến cáo cộng đồng nên đọc nhãn dĩnh dưỡng; không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác. Đặc biệt, các gia đình không nên cho đường vào khẩu phần ăn của trẻ nhỏ.

hạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Theo thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn. Trong đó, Nhà nước cần áp thuế đối với đồ uống có đường.

Bác sỹ Tuấn Lâm dẫn chứng, ở Mexico, 2 năm sau khi áp dụng thuế trên đồ uống có đường ở mức 10% giá bán lẻ, đã giảm khoảng 10% tiêu thụ. Các hộ gia đình thu nhập thấp đã giảm 11,7% mua đồ uống có đường, so với 7,6% ở dân số chung; tiêu thụ nước suối tăng 6%. Ở Mexico, 2 năm sau khi áp dụng thuế tăng thu ngân sách thêm 2,6 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2014-2015.

“Giáo dục về sức khỏe nên bắt đầu càng sớm càng tốt – lý tưởng là từ lứa tuổi tiểu học. Đây là giai đoạn hình thành thói quen lâu dài. Khi trẻ được trang bị kiến thức đúng từ nhỏ, các em sẽ dễ dàng hình thành lối sống lành mạnh, giảm dần sự lệ thuộc vào các sản phẩm có đường”, bác sỹ Tuấn Lâm chia sẻ.

Bạn trẻ tham dự tọa đàm
Bạn trẻ tham dự tọa đàm

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn Cù Đức Quân cho biết thêm, để đồng hành, giúp thanh thiếu nhi giảm thiểu sử dụng đồ uống có đường, Trung ương Đoàn tiếp tục tăng cường các sân chơi lành mạnh; tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí; tổ chức tọa đàm, cung cấp kiến thức cho người dân và bạn trẻ. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn có biện pháp truyền thông hiện đại; hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp của thanh niên khi tận dụng nguồn thảo dược, trái cây tại địa phương để tạo ra đồ uống lành mạnh; tham gia phản biện xã hội, xây dựng chính sách để góp phần giảm thiểu việc sử dụng đồ uống có đường.

Đọc thêm

Yêu công nghệ, giỏi logic, nam sinh Hà thành khát vọng làm chủ AI Camera 360 trẻ

Yêu công nghệ, giỏi logic, nam sinh Hà thành khát vọng làm chủ AI

TTTĐ - Lớn lên cùng niềm yêu thích suy luận logic trong các bộ phim trinh thám, nam sinh Gen Z Hà thành Nguyễn Quốc Anh, sinh viên năm thứ 2, Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang từng bước hiện thực hóa ước mơ làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Giữa nắng cháy, màu áo xanh vẫn rộn ràng khắp chốn Camera 360 trẻ

Giữa nắng cháy, màu áo xanh vẫn rộn ràng khắp chốn

TTTĐ - Giữa cái nắng gay gắt đầu tháng 6, khắp mọi miền Tổ quốc vẫn rộn ràng sắc áo xanh tình nguyện. Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025 được thanh niên các tỉnh, thành hưởng ứng với hàng loạt phần việc ý nghĩa, lan tỏa tinh thần xung kích, trách nhiệm của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh cho cộng đồng.
Cán bộ trẻ Phú Yên tranh tài tại Hội thi Tin học cấp tỉnh Nhịp sống trẻ

Cán bộ trẻ Phú Yên tranh tài tại Hội thi Tin học cấp tỉnh

TTTĐ - Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên và Hội tin học tỉnh tổ chức Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ tỉnh Phú Yên năm 2025. Hội thi diễn ra tại Trung tâm công nghệ thông tin Quốc tế Duy Tân (TP Tuy Hòa).
Gieo mầm hội nhập qua từng bài học tiếng Anh Camera 360 trẻ

Gieo mầm hội nhập qua từng bài học tiếng Anh

TTTĐ - Chương trình huấn luyện các tình nguyện viên dạy tiếng Anh cấp Trung ương và thành lập các đội hình tình nguyện dạy tiếng Anh trên toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức. Hoạt động này được triển khai với hai giai đoạn, bắt đầu từ ngày 18/6/2025.
Học trò Hà thành dùng công nghệ VR giáo dục an toàn giao thông Camera 360 trẻ

Học trò Hà thành dùng công nghệ VR giáo dục an toàn giao thông

TTTĐ - Trước thực trạng gia tăng tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện ở lứa tuổi học sinh, hai học trò trường THCS Chu Văn An, Long Biên, Hà Nội đã xây dựng “Phần mềm dạy luật giao thông và thực hành sa hình sử dụng công nghệ thực tế ảo VR) dành riêng cho đối tượng này. Sản phẩm hứa hẹn mang đến một phương pháp học tập mới mẻ, hiệu quả, giúp học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện an toàn hơn.
Người bạn thân thiết của Tỉnh đoàn Bình Dương Camera 360 trẻ

Người bạn thân thiết của Tỉnh đoàn Bình Dương

TTTĐ - Trong hành trình gắn bó với thanh niên cả nước, đặc biệt là thanh niên công nhân, Báo Tuổi trẻ Thủ đô không chỉ là một cơ quan truyền thông của tuổi trẻ Thủ đô, mà còn là người bạn đồng hành đầy nghĩa tình với tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương. Tại tỉnh Bình Dương - một trong những trung tâm công nghiệp năng động nhất cả nước, mối quan hệ phối hợp giữa Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Tỉnh đoàn Bình Dương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, bằng những hoạt động nhân văn, thiết thực, mang lại giá trị tinh thần và vật chất to lớn cho thanh niên công nhân.
Giữ hồn Việt trên nền tảng số, thanh niên đưa bản sắc vươn xa Camera 360 trẻ

Giữ hồn Việt trên nền tảng số, thanh niên đưa bản sắc vươn xa

TTTĐ - “Thanh niên ngày nay sống trong nhịp sống số, gu thẩm mỹ thị giác rất riêng, nên việc gìn giữ văn hóa cũng cần làm mới cách truyền đạt. Tôi đề xuất chiến dịch như “Một video – Một di sản”, hay “Check-in văn hóa” để khuyến khích các bạn kể chuyện văn hóa trên mạng xã hội một cách tự nhiên và hấp dẫn”.
Bạn trẻ Hà thành biến rác thành tài nguyên tái sinh Camera 360 trẻ

Bạn trẻ Hà thành biến rác thành tài nguyên tái sinh

TTTĐ - Trạm cứu hộ môi trường Tagom không chỉ tiếp nhận rác tái chế mà còn là nơi bất cứ ai có thể thực hành phân loại rác mỗi ngày. Từ trạm cứu hộ đặc biệt này hàng trăm tấn rác thải đã được thu gom, tái chế đem lại nguồn lợi phục vụ cuộc sống con người.
Bài 3: Dũng cảm dấn thân, gặt hái trái ngọt từ công nghệ Camera 360 trẻ

Bài 3: Dũng cảm dấn thân, gặt hái trái ngọt từ công nghệ

TTTĐ - Khởi nghiệp không phải là con đường dễ dàng nhưng nếu biết tận dụng công nghệ và các nền tảng sẵn có, các bạn trẻ hoàn toàn có thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, tìm kiếm sự hỗ trợ, và kiên trì với đam mê của mình.
Bài 2: Mở lối tiếp cận nguồn lực cho startup trẻ Camera 360 trẻ

Bài 2: Mở lối tiếp cận nguồn lực cho startup trẻ

TTTĐ - Vốn luôn là bài toán khó nhất đối với các startup, đặc biệt là startup trẻ, cùng với không ít rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, theo nhận định của GS.TS Khoa học Máy tính tại Đại học Massachusetts (Mỹ) David (Đức) Trần, Giám đốc Quỹ Đầu tư IDGX Capital, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời và được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những rào cản này, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn lực cho người trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam.
Xem thêm