Tag

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

Tin Y tế 29/04/2025 14:35
aa
TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe? Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan Người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần

Uống thêm 100ml nước ngọt mỗi ngày nguy cơ béo phì tăng gấp 1,2 lần

Phát biểu tại cuộc họp, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Cứ tiêu thụ thêm 100ml nước ngọt mỗi ngày, chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ tăng lên rõ rệt, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 1,2 lần ở trẻ nhỏ từ 6 tuổi.

Không chỉ là lời cảnh báo mang tính học thuật, đây là thực tế đang diễn ra từng ngày trong các gia đình Việt, khi thói quen “ăn ngọt, uống ngọt” trở thành điều bình thường trong sinh hoạt của nhiều gia đình.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp

Trẻ em lớn lên cùng những lon nước có ga và người lớn thì coi đó là phần thưởng nhanh chóng, tiện lợi nhưng ít ai để ý rằng, cơ thể không thể phân biệt đường thật với “đường chết”. Trên thực tế, đường, đặc biệt là đường tự do trong đồ uống không cung cấp dinh dưỡng cần thiết nhưng lại có khả năng gây nghiện và “bẻ cong” cảm giác đói no của não bộ.

Khi đường dạng lỏng đi vào cơ thể, nó không tạo cảm giác no, khiến người dùng tiếp tục ăn nhiều hơn, hấp thụ năng lượng quá mức.

Đặc biệt, đường fructose thường có trong nước ngọt được chuyển hóa trực tiếp tại gan, gây tích tụ mỡ mới, làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và rối loạn lipid máu, những bước đệm cho hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng khác.

Theo WHO, mỗi người không nên tiêu thụ quá 50g đường mỗi ngày, và tốt nhất là dưới 25g. Tuy nhiên hiện nay, chỉ cần một lon nước ngọt phổ biến trên thị trường đã chứa tới gần 40g đường gần chạm ngưỡng khuyến cáo cho cả ngày.

Đáng báo động, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam hiện đã tăng gấp bốn lần so với năm 2009.

Bà Thủy cũng chia sẻ, đồ uống có đường hiện chiếm tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người trưởng thành, và đến 40% ở thanh thiếu niên. Điều này phản ánh rõ ràng rằng, nếu không can thiệp kịp thời, chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế hệ lớn lên cùng bệnh tật.

Áp dụng thuế với đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe trẻ em Việt Nam

Trước thực trạng đó, chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt được nhìn nhận không chỉ dưới lăng kính tài chính mà là một biện pháp y tế cộng đồng khẩn cấp.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng trong các giải pháp can thiệp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nhằm giảm tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe cộng đồng bởi nó mang lại 3 hiệu quả, bao gồm: Cải thiện sức khỏe cộng đồng; tăng thu cho ngân sách nhà nước và giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất về năng suất lao động trong tương lai.

"Trên thế giới, số nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đã gia tăng, từ 35 nước năm 2009 lên 104 vào năm 2023, trong đó ASEAN có 6 nước áp dụng thuế gồm: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia và Brunei.

Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ Tài chính thống nhất phương án mặt hàng nước giải khát đưa vào trong Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và áp dụng 8% vào năm 2027 và 10% từ năm 2028", bà Thủy chia sẻ.

Mặc dù cơ quan chức năng đã đề xuất lộ trình áp thuế từ năm 2027 (8%) và nâng lên 10% từ năm 2028, song WHO và các chuyên gia khuyến nghị mức thuế nên đạt ít nhất 40% để thực sự tạo ra thay đổi hành vi tiêu dùng.

Tại nhiều quốc gia, mức thuế này đã giúp giảm đáng kể lượng tiêu thụ nước ngọt, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.

Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng
TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam

TS.Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng: Thuế là thông điệp thể hiện trách nhiệm của chính phủ với sức khỏe người dân. Khi người dân hiểu rõ tác hại, và khi giá thành tăng đủ để khiến họ cân nhắc, sự thay đổi sẽ xảy ra. Không chỉ WHO, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đều đã đưa ra lập trường rõ ràng rằng thuế với đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả, ít tốn kém nhất để phòng chống bệnh không lây nhiễm.

TS. Angela Pratt cho rằng, ngoài biện pháp truyền thông, nâng cao kiến thức cộng đồng, giải pháp hiệu quả để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường là giá. Theo đó, nếu áp dụng mức thuế tối ưu sẽ khiến cho giá đồ uống có đường đắt đỏ hơn, giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

"Trên thế giới, hiện có 110 Chính phủ áp dụng thuế tiêu thụ với đồ uống có đường, giúp giảm lượng tiêu thụ mặt hàng giải khát này. Khi áp dụng thuế "đôi bên cùng thắng" không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, giảm chi phí liên quan đến y tế mà còn có được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước", TS. Angela Pratt chia sẻ.

t5g.org.vn

Đọc thêm

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Tin Y tế

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 70/ KH-KSBT đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ Tin Y tế

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 3

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi.
Xét nghiệm tại nhà, rinh ngàn quà sức khỏe Tin Y tế

Xét nghiệm tại nhà, rinh ngàn quà sức khỏe

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và tri ân khách hàng, MEDLATEC áp dụng chương trình ưu đãi “khủng” - Tặng khách hàng hàng ngàn gói kiểm tra sức khỏe cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 Tin Y tế

Hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025

TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của vệ sinh tay trong phòng chống nhiễm khuẩn, hưởng ứng ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung.
Sở Y tế triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 Tin Y tế

Sở Y tế triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2025

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc ngành triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2025.
Khẩn cấp ứng cứu nạn nhân vụ lật xe ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Sức khỏe

Khẩn cấp ứng cứu nạn nhân vụ lật xe ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

TTTĐ - Ngày 26/4, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại thị trấn Tam Đảo (Tỉnh Vĩnh Phúc), Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc triển khai công tác cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân.
Xem thêm