“Bí kíp” giành điểm cao môn Địa lí
![]() |
Bài liên quan
Môn Tiếng Anh: Rèn luyện tâm lý, làm quen với áp lực phòng thi
Ôn thi môn Sinh học theo phương châm “cày nát” sách giáo khoa
Môn Giáo dục công dân: Học sinh nên bám sát đề tham khảo
Môn Toán: Học sinh nên dành thời gian cho việc luyện đề thi
Thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn: Sai sót thường tập trung ở phần kỹ năng
![]() |
Thầy Nguyễn Mạnh Hà |
Theo thầy Hà, dựa vào đề minh họa do Bộ GD&ĐT công bố, đề thi môn Địa lí sẽ có 60% kiến thức ở mức độ nhận biết và thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Trong đó, số câu hỏi ở chương trình lớp 12 chiếm 19 câu. Phần Địa lí tự nhiên và dân cư có 3 câu (trong đó phần tự nhiên 2 câu, dân cư 1 câu); Địa lí các ngành kinh tế có 6 câu; Địa lí các vùng kinh tế có 10 câu. Chương trình lớp 11 sẽ bao gồm 6 câu hỏi (Phần A: 1 câu; Phần B: 5 câu).
Bên cạnh đó, kiến thức ở phần kĩ năng cũng rất quan trọng: Phần câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam sẽ chiếm 10 câu (Tự nhiên - dân cư 5 câu; Các ngành kinh tế 3 câu; Các vùng kinh tế 2 câu); Bảng số liệu thống kê có 2 câu hỏi (Lớp 11: 1 câu; Lớp 12: 1 câu); Phần Kĩ năng biểu đồ chiếm 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).
Khi ôn các dạng bài tập kĩ năng, các em phải trau dồi thường xuyên các kĩ năng Địa lí (phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam). Thêm vào đó, các em cũng cần nắm vững các cách giải quyết các bài tập kĩ năng Địa lí như: Nắm được dấu hiện nhận dạng các loại biểu đồ, cách phân tích một bảng số liệu thống kê, cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Việc sử dụng Atlat trong quá trình ôn tập và làm bài thi là rất quan trọng. Để sử dụng được Atlat, các em cần nắm vững các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, các kí hiệu trên Atlat, mối quan hệ giữa các đối tượng trên Atlat.
Giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI cũng cho dành lời khuyên cho các em học sinh: “Đây là thời điểm gấp rút, đòi hỏi các em phải củng cố các kiến thức trong nội dung của chương trình một cách có hệ thống, có kế hoạch ôn tập cụ thể, ôn tập thường xuyên. Bên cạnh đó, các em hãy thường xuyên trau dồi kiến thức bằng cách đọc kĩ sách giáo khoa, khai thác các kiến thức trên Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Hãy dành thời gian luyện thật nhiều đề thi. Việc tự luyện sẽ góp phần giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn và rút kinh nghiệm cho những lỗi sai thường gặp”.
Trong quá trình làm bài thi, học sinh cũng cần phân bố thời gian hợp lí; Nhớ đọc kĩ đề thi, câu dễ làm trước, khó làm sau, tuyệt đối không làm quá lâu 1 câu hỏi. Một phương pháp làm bài mà các em cần đặc biệt ghi nhớ, đó là sử dụng phương pháp loại trừ, tránh các đáp án gây nhiễu, dẫn đến làm sai.
Gần ngày thi, các em đừng quá lo lắng. Hãy đảm bảo thời gian vừa học, vừa chơi để thư giãn, tạo tâm lý thoải mái, giảm áp lực trước kì thi. Trong thời gian này, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất, không thức quá khuya, phân bổ thời gian học và ôn tập hợp lí.
Cùng với chuẩn bị kiến thức, việc giữ bình tĩnh tự tin là vô cùng quan trọng. Theo thầy Hà, việc mất bình tĩnh sẽ chỉ khiến các em quên mất kiến thức đã học, đã ôn. Do vậy, cứ tạo tâm lý thoải mái nhất khi đi thi. Gặp câu khó mà chưa làm được hoặc chưa nhớ cách giải, các em cứ để sau cùng, đừng bận tâm về nó. Sau khi đã giải quyết chắc chắn hết những câu dễ mới quay lại làm những câu khó, lúc ấy các em đã bình tĩnh và có thể dễ dàng tìm ra cách làm hơn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ

Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập

Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc

Phút xúc động của học sinh được kết nạp Đảng trong ngày sinh nhật Bác

Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Học sinh Hanoi Academy trúng tuyển đại học danh giá

Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh
