Bí quyết trị bệnh tim bằng cây dong riềng đỏ của vợ chồng nhà thiện nguyện nổi tiếng Thái Bình
![]() |
Bí quyết trị bệnh tim bằng cây dong riềng đỏ của vợ chồng nhà thiện nguyện nổi tiếng Thái Bình.
Triệu chứng đau bụng, đau ngực, thở dốc…
Hồi giữa năm 2015, phóng viên được giới thiệu với bà Nguyễn Hương Thơm (tổ 25, phường Đề Thám, TP. Thái Bình, Thái Bình), người phụ nữ cực kỳ nhiệt thành với công tác thiện nguyện. Cứ vào dịp thi tốt nghiệp THPT, bà Thơm và gia đình lại làm hàng trăm suất cơm miễn phí dành tặng sỹ tử.
Bẵng đi hơn một năm, phóng viên bất ngờ nhận được điện thoại của bà Thơm. Thì ra, biết phóng viên đang tìm hiểu về tác dụng chữa trị bệnh tim mạch của cây dong riềng đỏ, bà Thơm đã chủ động liên lạc, bởi vì hai vợ chồng bà chính là nhân chứng sống đã thể nghiệm tác dụng của loại cây thuốc rất giản dị này.
Bà Thơm không ngần ngại chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình thời gian trước đây: “Khi tiến vào tuổi mãn kinh, phụ nữ ai cũng sẽ đứng trước nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Bị bệnh mạch vành là thứ nhất, huyết áp thấp là thứ hai, loãng xương là thứ ba, và tiểu đường là thứ bốn. Bản thân tôi thì từ lúc có tuổi là bắt đầu có dấu hiệu bệnh tim mạch rồi.
Tim cứ thỉnh thoảng đập loạn xạ, thậm chí, nhiều lúc tôi phải đứng dựa vào tường, ôm ngực thở hổn hển. Nhưng bệnh tim của tôi không quá trầm trọng, người bị bệnh tim nặng hơn trong nhà tôi là ông chồng tôi”.
Chồng bà Thơm là ông M. cán bộ chủ chốt tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình. Khi gặp ông M. lần đầu vào năm 2015, người viết đã để ý thấy sắc diện của ông không được tốt, cử chỉ dường như kém mạnh mẽ, linh hoạt. Nhưng, vì tế nhị, người viết không hỏi kỹ càng.
Về chuyện này, bà Thơm giải thích: “Khoảng 2 năm trước, không hiểu vì lý do gì, sức khỏe của anh M. càng lúc càng kém. Đi bộ một đoạn là phải ngồi nghỉ, thở dốc. Thậm chí, anh ấy còn thường xuyên cảm thấy đau bụng, đau ngực.
![]() |
Bà Thơm kể chuyện sử dụng cây dong riềng đỏ để chữa bệnh tim mạch cho hai vợ chồng
Là vợ, đương nhiên là tôi cực kỳ lo lắng cho anh ấy. Tôi giục anh M. đi bệnh viện khám bệnh. Anh ấy là cán bộ thuộc sự quản lý của tỉnh ủy nên rất được quan tâm. Người ta cho anh M. đi khám ở những bệnh viện đầu ngành.
Kết quả thật sự như sét đánh ngang tai, bác sỹ bảo anh M. bị u tụy. Thật sự, tôi không tin nổi, anh ấy vẫn được khám sức khỏe định kỳ hàng năm và chưa từng có biểu hiệu gì của bệnh u tụy. Làm sao mà khối u nảy sinh và phát triển trong thời gian ngắn như vậy được? Tôi và anh M. tìm đến bệnh viện chuyên về ung thư, và cũng nhận được kết quả như vậy.
Tôi quá suy sụp, song, bác sỹ an ủi rằng chỉ cần phẫu thuật kịp thời thì sẽ không có vấn đề gì lớn. Mấy hôm sau đó, anh M. lên bàn mổ, người cầm dao mổ chính là bác sỹ phó giám đốc bệnh viện”.
Tuy nhiên, sự kiện hi hữu đã xảy ra, khi lồng ngực ông M. đã được mở hoàn toàn, bác sỹ mới phát hiện ông không bị u tụy, thực chất, ông bị phình động mạch chủ, đoạn gần bụng. Đây là chứng bệnh rất khó phát hiện và cực kỳ dễ nhầm với u tụy.
Trong tình thế như vậy, kíp mổ quyết định đóng lồng ngực của ông M. lại. Sau đó, ông được cho về nhà để theo dõi sự biến chuyển của tình trạng phình động mạch chủ.
“Sau khi phẫu thuật, sức khỏe của anh M. suy giảm nhanh chóng” – bà Thơm chia sẻ - “Anh ấy yếu nhiều, thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, anh ấy phải chịu tình trạng tim đập loạn nhịp, có khi “hẫng” một cái, như là tim không đập trong một khoảng thời gian ngắn ấy.
Mỗi buổi chiều, khi đi làm về, anh ấy lại phải nằm một lúc cho tim đập bình thường thì mới đứng dậy hoạt động được. Thực sự, thời điểm ấy, tôi lúc nào cũng lo lắng như kiến đốt trong bụng. Kết hợp với nỗi lo về bệnh mạch vành của bản thân, tôi đã tích cực tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tim”.
Món canh đặc biệt trở thành cứu cánh lạ kỳ
Với vị trí là cán bộ quan trọng của tỉnh Thái Bình, ông M. nhận được sự chăm sóc kỹ càng cùng nhiều loại thuốc tốt để điều trị bệnh phình động mạch. Bên cạnh đó, bà Thơm cũng không tiếc tiền mua cho chồng các loại thực phẩm chức năng được quảng bá rằng có công dụng cực kỳ hiệu quả đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Song, có thể do cơ địa của ông M. không đáp ứng hoặc vì lý do nào không rõ, bệnh tình của vị này hầu như không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn.
Bà Thơm cho biết: “Sau khi dùng các loại thuốc Tây và thực phẩm chức năng không mang lại hiệu quả như mong muốn, tôi hướng sự tìm tòi của mình vào các loại cây thuốc Nam. Bản thân tôi cũng là cán bộ nghỉ hưu, nên tôi không tin vào những thứ lá lẩu chưa được kiểm nghiệm, hoặc chứa đựng rủi ro cao, hoặc là nguồn gốc không rõ ràng.
Sau khi sàng qua lọc lại, tôi phát hiện cây dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh tim, điều này đã được Viện Y học bản địa nghiên cứu và khẳng định. Ngoài ra, đối với cây dong riềng đỏ, tôi rất quen thuộc. Từ bé, tôi đã thấy cây này mọc đầy ở vườn, bờ tường hay góc đường.
Cả người và gia súc đều ăn được, không bị làm sao. Vậy là, cây dong riềng đỏ đáp ứng được cả mấy yêu cầu của tôi, tức là vừa có nguồn gốc an toàn, vừa có khả năng chữa bệnh tim. Tôi quyết định sẽ sử dụng dong riềng đỏ để chữa bệnh tim mạch của hai vợ chồng”.
Vốn là người cẩn trọng, bà Thơm không vội vàng lấy cây dong riềng đỏ mọc tràn lan ở các vùng quê Thái Bình để làm thuốc. Thay vào đó, bà ươm mấy cây non vào chậu sứ, tưới bằng nước sạch, không dùng phân vô cơ.
Sau hơn 3 tháng, những khóm dong riềng đỏ với những tán lá đơn, mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới lá xanh nhạt, viền lá có màu đỏ tía... đã đến lúc có thể thu hoạch làm thuốc.
![]() |
Cây dong riềng đỏ được bà Thơm trồng và chăm sóc cẩn thận trong chậu sứ
Bà Thơm kể: “Tôi đã tham khảo nhiều người, họ chủ yếu dùng dong riềng đỏ đã sao khô để hãm lấy nước uống. Tuy vậy, do đặc thù là thể trạng của anh M. không tốt lắm, tôi muốn biến phương thuốc trở thành món ăn để bồi bổ cho anh ấy – coi như một công đôi việc.
Vì thế, tôi ngắt lá non, thân non và một phần củ của cây dong riềng đỏ, kết hợp với thịt heo nạc hoặc tim heo để nấu thành canh, mỗi lần chỉ dùng khoảng một nhúm (chừng hơn nửa lạng) cây thuốc thôi. Anh M. ăn món canh ấy hàng ngày suốt một thời gian dài, tất nhiên, anh vẫn đồng thời dùng các loại thuốc khác”.
Bà Thơm kiên trì nấu canh dong riềng đỏ cho ông M. hết ngày này qua ngày khác. Qua thời gian 2 tháng, sự kiên trì của bà đã được đền đáp.
Bà nhớ lại: “Khoảng cuối năm ngoái, anh M. phải đi công tác ở Hà Nội hơn một tuần. Lúc về nhà, tôi thấy anh vô cùng cao hứng, khoe là suốt cả quá trình công tác xa, anh ấy không một lần nào phải nằm thở hổn hển như lúc mới phẫu thuật, ngược lại còn rất thoải mái, nhanh nhẹn. Chứng tỏ thứ canh dong riềng đỏ với thịt nạc đã có hiệu quả nhất định.
Từ bấy về sau, món canh dong riềng đã trở thành “đặc sản” của gia đình tôi, giúp hai vợ chồng tôi chống chọi với bệnh tim mạch. Nhiều người biết việc ấy cũng đã đến nhà tôi xin cây về trồng và sử dụng. Thực sự, là nhân chứng trực tiếp, tôi phải thừa nhận tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của cây dong riềng đỏ”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh

Cấp cứu cô gái trẻ sốc nhiễm khuẩn, biến chứng viêm phổi cấp
