Tag

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá

Tin tức 26/11/2022 12:17
aa
TTTĐ - Sáng 26/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng.

TP Hồ Chí Minh phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu, động lực phát triển vùng Đông Nam Bộ và cả nước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ cần phấn đấu là đầu tàu kinh tế phát triển của cả nước Sôi nổi các hoạt động văn nghệ, thể thao Cụm miền Đông Nam bộ năm 2022

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Trước khi hội nghị diễn ra vào sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tham quan các gian hàng trưng bày những sản phẩm đặc trưng của 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ. Đây là hoạt động bên lề, nằm trong chuỗi sự kiện của hội nghị.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cắt băng khai mạc triển lãm ảnh Đông Nam Bộ với chủ đề "Đột phá mới - Tầm cao mới"

Tại các gian hàng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham quan các sản phẩm được trưng bày, tìm hiểu quy trình sản xuất và hoan nghênh các thành quả đạt được thể hiện qua các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cắt băng khai mạc triển lãm ảnh Đông Nam Bộ với chủ đề "Đột phá mới - Tầm cao mới".

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về vùng Đông Nam Bộ

Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới

Với chủ đề "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới", hội nghị được tổ chức theo hình thức "3 trong 1": Triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người và giới thiệu các nông sản của vùng; Công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị; Xúc tiến đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ.

Công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương thuộc vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham quan những gian hàng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chương trình hành động thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong vùng.

Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng; Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong vùng và kết nối với các vùng khác.

Về mục tiêu, chương trình hành động xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham quan những gian hàng

"Tư tưởng chỉ đạo và nội dung Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 154 về chương trình hành động của Chính phủ đã đưa ra nhiều quan điểm định hướng mới, ý tưởng mới và tầm nhìn mới có tính đột phá trong phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân, chúng ta có thể biến khó khăn, thách thức thành cơ hội mới, biến những tiềm năng, lợi thế thành động lực phát triển để vùng Đông Nam Bộ thực sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và người dân được hạnh phúc với một cuộc sống tốt đẹp hơn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỉ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30-35%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không trong vùng và các dự án trung tâm thông tin, logistics của vùng; Đồng thời đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham quan những gian hàng

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết vùng Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước với vùng động lực TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vùng Tàu; đồng thời là vùng kinh tế năng động, đầu mối giao thông quan trọng với đầy đủ 5 phương thức vận tải, đóng vai trò kết nối quan trọng trong giao thương với cả nước và quốc tế.

Tuy nhiên, dự báo nhu cầu vận tải vượt xa so với năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ.

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng với TP HCM, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải.

Với việc Bộ GTVT đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4 trong 5 quy hoạch ngành quốc gia, đây sẽ là cơ hội tốt để tích hợp trong quy hoạch vùng, quy hoạch các tỉnh, thành trong vùng, góp phần hình thành một hệ thống giao thông vận tải hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo tiền đề, là động lực để duy trì vị thế là trung tâm động lực kinh tế của cả nước.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Ông Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Để nâng cao chất lượng đô thị vùng Đông Nam Bộ, thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho những đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị cần thống nhất tư tưởng chỉ đạo và các mục tiêu đặt ra của Nghị quyết 24 và Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị. Trong đó, vùng cần quan tâm chú trọng các giải pháp tổng thể, tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt đô thị nội vùng nhằm tăng cường kết nối vùng đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh.

Bên cạnh đó, bảo tồn nghiêm ngặt khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai để bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; Hạn chế các hoạt động phát triển làm biến đổi dòng chảy, gây mất an toàn đối với các khu dân cư và cơ sở hạ tầng; Xử lý triệt để chất thải, kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng…

Phát triển phải nhanh, hài hoà, bao trùm tổng thể và bền vững

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, được cụ thể hóa bởi Chương trình hành động của Chính phủ đang mở ra không gian mới, cơ hội mới và triển vọng phát triển cho vùng Đông Nam Bộ với nhiều lợi thế; Không chỉ đưa vùng Đông Nam Bộ vào một giai đoạn phát triển mới, xứng tầm với khu vực và quốc tế, mà còn đóng góp to lớn vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta với tầm nhìn đến năm 2045.

Theo ông Phan Văn Mãi, với vai trò là đầu tàu kinh tế của vùng, TP HCM đã đưa ra một số giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao.

TP HCM cam kết và sẵn sàng chủ động, phối hợp tích cực với các bộ, ngành, địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối vùng; Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù phát triển vùng.

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ nhận định Nghị quyết 24 là văn kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Nghị quyết đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, giải phóng và tái phân bổ lại nguồn lực thông qua các cơ chế, chính sách, giải pháp để vùng duy trì sự phát triển năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu, đóng góp lớn vào sự phát triển đất nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đưa ra một số giải pháp để phù hợp với chủ trương "hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ; Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế" như: Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các vùng phát triển du lịch của tỉnh; khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng…

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Ông Nguyễn Văn Thọ Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng vùng Đông Nam Bộ đã đạt được thành quả lớn, góp phần vào thành quả chung của đất nước. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ còn tồn tại mâu thuẫn khi tiềm năng lớn nhưng chính sách, cơ chế còn hạn hẹp; Kết nối hạ tầng chiến lược chưa đồng bộ, đầy đủ, toàn diện; Nguồn lực chủ yếu vẫn dựa vào nhà nước, chưa huy động được các nguồn lực khác; phát triển văn hóa chưa theo kịp chính trị, xã hội. Thách thức lớn nhất của vùng là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, chịu sự tác động bởi biến đổi khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo còn rất lớn.

Dù vậy, Thủ tướng rất tin tưởng TP HCM và 5 tỉnh vùng Đông Nam Bộ sẽ thực hiện thành công Nghị quyết 24. Theo Thủ tướng, vùng Đông Nam Bộ phải phấn đấu tăng thu nhập bình quân đầu người, ổn định chính trị, an sinh xã hội, "phát triển phải nhanh, hài hoà, bao trùm tổng thể và phải bền vững".

Biến tiềm năng, lợi thế thành động lực để Vùng Đông Nam Bộ phát triển đột phá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Về nhiệm vụ và giải pháp, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện trong 9 chữ "Tư duy mới - đột phá mới - giá trị mới". Trong đó, phải tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại. "Phải biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể. Xây dựng đất nước có tiềm lực, có cơ đồ, có vị thế, uy tín…; Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng đến người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, cần phải có cơ chế, chính sách đột phá; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; Đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng; Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo...

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm