Tag

Biết ơn người đang truyền lửa...

Văn hóa 01/10/2022 20:41
aa
TTTĐ - Nguyễn Hồng Vinh quả là người đa tài trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí, lý luận… Chỉ riêng với đề tài thương binh, liệt sỹ, ông đã viết hơn 30 bài thơ, 15 bài bút ký, xã luận về “cung trầm tháng 7”.
Yêu hơn nhiều từng tấc đất quê hương khi đến “Vành đai biên giới” Mỗi bước đi đều tràn đầy cảm xúc với thơ và cuộc đời Sống trọn đời mình cho Tổ quốc yêu thương Mỗi người đều đặt "Tổ quốc thiêng liêng" ở trong tim “Tiếng sóng quê hương” sẽ mãi vỗ về

Chúng tôi là nhóm con cháu các gia đình Thương binh, Liệt sỹ ở xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đã từng thấm thía câu thơ nói về khí phách của các cựu chiến binh thời Bộ đội Cụ Hồ: “Khi giặc đến thì bỏ cày cầm súng / Lúc giặc tan thì bỏ súng cầm cày”. Đã lâu rồi, chúng tôi ít đọc văn thơ, nhưng gần đây lại được đọc nhiều bài văn, bài thơ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, thì “máu văn chương” lại thức dậy; và hình như có một “lực đẩy” nào đó, tôi mạnh dạn cầm bút viết; nhất là khi đọc những bài thơ ông viết về đề tài thương binh, liệt sỹ mà tôi coi đó là “những cung trầm tháng 7”, nén tâm hương nối dài thương nhớ - những người đã góp sức cho cây độc lập, tự do của đất nước đâm hoa kết trái...

Biết ơn người đang truyền lửa...
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh bồi hồi bên sông Thạch Hãn - nơi các liệt sỹ còn nằm dưới đáy sông “mãi mãi tuổi 20”

Chúng tôi xúc động và nể trọng Nguyễn Hồng Vinh - người luôn nung nấu đề tài Thương binh, Liệt sỹ trong suốt 55 năm ông cầm bút. Ông là một nhà báo lão luyện mang trái tim thi sĩ, dù tuổi đã cao, nhưng vẫn xông xáo ra Bắc vào Nam mỗi khi tháng 7 về. Ngược lên Tây Bắc đến Mường Phăng tìm hơi ấm của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trên từng phên liếp sở chỉ huy; Vòng về các Nghĩa trang ở Điện Biên thắp nhang mộ liệt sỹ giữa đất trời Tây Bắc vào đông. Lại xuôi vào phương Nam ra tận đất Mũi gặp “người thương binh già ngực vẫn còn găm mảnh đạn”, nhưng vẫn tận tâm, tận lực cùng bà con khóm, ấp “vớt phù sa tôn tạo bãi bờ”.

Đọc thơ ông, chúng tôi coi đó là “Một hiện tượng Nguyễn Hồng Vinh” vì đã gần tuổi bát thập, tinh hoa phát tiết, vừa đi vừa viết, càng viết càng hay. Mùa thu này, thơ ông nở rộ trên tất cả các mặt báo, thơ hay, sâu lắng, nặng tình nước non, khắc khoải nỗi niềm nhân thế. “Gió đông thổi dọc kiếp nghèo”, “Ba anh con xa xót phận tá điền” - đó là cuộc sống thực của gia đình ông thời thực dân, phong kiến... Bao nhiêu thực tiễn được tích luỹ, chắt lọc suốt cuộc đời vui - buồn đan quyện, nay “vương hết tơ lòng” ra để ghi lại cho hậu thế. Nguyễn Hồng Vinh quả là người đa tài trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí, lý luận…. Chỉ riêng với đề tài thương binh, liệt sỹ, ông đã viết hơn 30 bài thơ, 15 bài bút ký, xã luận về “cung trầm tháng 7”.

Mỗi tháng 7 về, anh tất bật lên Tây Bắc thắp nhang mộ ông / Lại xuôi vào Tây Nguyên tìm mộ cha còn nằm trong đất”. Một người con - một người cháu của 2 liệt sỹ - một người cháu đích tôn của bà mẹ Việt Nam Anh hùng vất vả gian truân. “Chưa đầy 50 xuân, tóc đã lơ thơ sương tuyết”. Tháng 7 mưa tuôn nước mắt cạn khô, vẫn trụ giữa cuộc đời giông gió.

Biết ơn người đang truyền lửa...
Thi sỹ Nguyễn Hồng Vinh trở lại thăm sông Ba Lòng - nơi cùng đồng đội vượt sông vào giải phóng Quảng Trị tháng 4/1972

Dòng máu Việt Nam anh hùng từ ông cha truyền lại cho anh một nghị lực phi thường để anh “trụ giữa cuộc đời giông gió”, để có vườn nhà sum suê hoa trái, “mặt ao, cá quẫy dưới trăng / Lời bà con rôm rả chiếu sân/Nước chè xanh, xanh quê hương thân thiết”. Chỉ với một hoàn cảnh cụ thể của một gia đình liệt sỹ, thi sỹ đã nói lên được tất cả nỗi lòng và tình cảm của nhiều gia đình Thương binh Liệt sỹ với non sông đất nước. Hơn thế nữa, thi sỹ còn mượn cõi tâm linh để động viên, an ủi: “Chắc dưới cõi âm, cha và ông rất vui lòng/ Biết xóm thôn đẹp giàu, ấm áp yêu thương...".

Từ trước tới nay, theo chúng tôi cảm nhận, thì thơ, nhạc viết về thương binh liệt sỹ có rất nhiều, có cả những nhà thơ lớn: Hỡi các chị các anh/ Trên chiến trường ngã xuống / Máu của các chị các anh không uổng/ Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam” (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Hay là: “Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn còn vang dội / Vào trái tim những người đang sống / Giục đi lên không bao giờ lùi…”

Nhưng đằng sau sự trân trọng, biết ơn sự anh dũng hy sinh cao đẹp, “Để dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”, thì chiều sâu cuộc sống các gia đình thương binh, liệt sỹ chưa được đề cập nhiều. Tôi tâm đắc khi ông viết một câu khái quát, nói hộ nỗi niềm bao người: “Ai đong dòng lệ đêm đêm”. Câu thơ ấy thật sự đã chạm vào miền xa thẳm lòng người gánh chịu nỗi đau thầm lặng nối nhau. Các gia đình thương binh, liệt sỹ cảm ơn thi sĩ đã đồng cảm, đồng vọng, đồng điệu viết câu kết bài thơ tự trái tim: “Ai ru huyền thoại Truông Bồn”.

Biết ơn người đang truyền lửa...
Tác giả Nguyễn Hồng Vinh bên hàng mộ chưa biết tên ở Nghĩa trang Đường 9 (tháng 5/2022)

Theo bước chân “Nhà báo chiến sỹ Hồng Vinh”, nhìn ông trầm tư bên dòng Thạch Hãn, mắt dõi nhìn vào chốn xa xăm nhớ “Dưới sông còn đó, bạn tôi nằm”. Ông dâng nhang ở Nghĩa trang Quảng Trị, lòng thổn thức tiếc thương các anh linh liệt sỹ, trong đó có người anh trai liệt sỹ của ông là Nguyễn Duy Lộ còn nằm trong những hàng mộ “chưa biết tên”.

Ở Nghĩa trang đường 9, bóng ông nghiêng nghiêng trên hàng hàng, lớp lớp bia mộ để kính cẩn thắp hương. Ông đến Bến Long Đại, đứng trên bờ nhìn dòng nước êm ả trôi, mà lòng quặn thắt… Thời chiến tranh, cánh lính chúng tôi gọi đùa, đây là bến “Long đầu”. Rồi ông đến dâng hương “hang 8 cô” ở Quảng Bình; về Ngã ba Đồng Lộc - “ngã ba đất nước”; và ông trở lại khu tưởng niệm Truông Bồn… để cho ra đời những vần thơ xa xót, nhưng không hề bị lụy trước những mất mát trong cuộc chiến giành và giữ độc lập, tự do.

Thời chiến tranh, trên đường ra trận, chúng tôi đã đi qua, đã sống và chiến đấu ở những địa danh lịch sử ấy. Khi ấy “nơi ta ở chỉ là nơi đất ở”. Thế rồi chiến tranh kết thúc, hoà bình về, chúng tôi lại về “cày nốt luống cày bỏ dở”. Khi nghe đài, báo, ti vi nhắc đến những địa danh ấy thì “ đất bỗng hoá tâm hồn”, máu lính bốc lên, lòng bồi hồi nhớ lại, thấy con tim rộn nhịp, nhất là khi thi sĩ dùng những hình ảnh hi sinh cao đẹp của các anh hùng, liệt sỹ để dựng nên thành những tượng đài.

Dưới ngòi bút tài hoa từng thấm máu đạn bom tuyến lửa một thời, kết hợp với tâm hồn lãng mạn của thi nhân yêu người, yêu đời, tôn vinh cái đẹp, mà trong cái đẹp nhất cuộc đời con người, theo tôi là câu thơ buốt đau nhưng rất đáng tôn vinh: “Các em hy sinh ở tuổi xuân thì”… Và vì thế, tôi như cùng ông “tìm về triền hoa mua hoàng hôn tím. Dâng nhành thơ trước mộ các em”, cùng rung lên câu đồng vọng: “ai ru huyền thoại Truông Bồn” để càng yêu, càng nhớ, càng tự hào “còn mãi Truông Bồn, nay cây xanh ngói đỏ”.

Biết ơn người đang truyền lửa...
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh thắp nhang trong Nhà tưởng niệm các liệt sỹ ở dòng Thạch Hãn

Còn mãi Truông Bồn, để đất nước ta có cơ đồ và vị thế như hôm nay! Để vợ chồng son đón trăng mật ngập tràn hạnh phúc, nhưng mắt vẫn rơi lệ khi nói mình được hưởng thành quả lớn lao từ thế hệ cha ông. Nơi xưa vành đai biên giới thấm máu tiền nhân, nay lớp con cháu đã và đang giữ vững “vành đai biên giới”, thấm thía bài học để đời: “Bám rễ lòng dân / Tổ quốc trường tồn bất diệt”. Tôi đọc câu này mà cảm thấy đang văng vẳng bên tai lời Hịch của cha ông!

Xin cảm ơn Nguyễn Hồng Vinh đã “nhập cuộc” vào đời sống đất nước, đời sống mỗi gia đình Thương binh, Liệt sỹ chúng tôi để viết nên những vần thơ nói thay tình đời, tình người đẹp mãi muôn sau!

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm