Tag

Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Giáo dục 25/10/2024 09:41
aa
TTTĐ - Sau khi lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra khỏi dự thảo nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo.
Hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Nhà giáo bảo đảm chất lượng, tiến độ Rà soát các quy định về phụ cấp, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo Hà Nội xét duyệt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”
Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo
Ảnh minh hoạ

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của nhà giáo. Giải thích cặn kẽ về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc quy định các chế độ, chính sách đối với thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức thường được đề xuất quy định đối với một số ngành, lĩnh vực có tính chất đặc thù.

Chẳng hạn, với lực lượng công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện đã có quy định.

Cụ thể, thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân (Luật Công an nhân dân).

Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ (Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam).

Với quan điểm xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo các chính sách, trong đó sẽ một số chính sách đột phá, tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cũng như nâng cao vị thế nghề nghiệp của nhà giáo để thu hút người giỏi vào ngành, ngay từ dự thảo đầu tiên đăng tải rộng rãi xin ý kiến góp ý, Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. Trong quá trình xin ý kiến góp ý, chính sách này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của đội ngũ nhà giáo trong cả nước.

Quá trình rà soát, điều chỉnh dự thảo Luật Nhà giáo qua các giai đoạn xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền, chính sách này tiếp tục được đề xuất và có đánh giá tác động tài chính để tính toán nguồn lực thực hiện - đây là quy trình bắt buộc trong xây dựng Luật Nhà giáo.

Trong đó, việc dự toán số kinh phí chi trả cho con nhà giáo dựa trên mức trung bình học phí các cấp học theo quy định hiện hành. Dự tính về số lượng con nhà giáo thụ hưởng chính sách này được tính theo số lượng nhà giáo có con trong độ tuổi học từ mầm non đến đại học.

Con số được đưa ra đang là con số dự kiến và sẽ tiếp tục được rà soát để điều chỉnh phù hợp. Ngay sau khi các đề xuất dự kiến (nhất là về kinh phí) được thông tin, Ban soạn thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý, phản biện của dư luận xã hội đối với nội dung này.

Với tinh thần nghiêm túc lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện để điều chỉnh kịp thời nếu đủ căn cứ, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ GD&ĐT đã đưa ra khỏi dự thảo nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo.

Đọc thêm

Trở thành chuyên viên với chứng chỉ đào tạo tại Liên Việt Education Giáo dục

Trở thành chuyên viên với chứng chỉ đào tạo tại Liên Việt Education

TTTĐ - Trong bối cảnh ngày càng chú trọng đến sự chuẩn hóa trong quản lý và hành chính, việc sở hữu chứng chỉ chuyên viên không chỉ là một điều kiện cần mà còn là chìa khóa quan trọng giúp cán bộ, công chức, viên chức thăng tiến sự nghiệp.
Tuyên dương 190 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu Giáo dục

Tuyên dương 190 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 22/12, Ban Dân tộc TP Hà Nội phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm học 2023 - 2024.
Chuẩn bị gì để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai? Giáo dục

Chuẩn bị gì để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai?

TTTĐ - Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, Việt Nam cần một lộ trình đồng bộ và bền vững đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều đơn vị, nhiều yếu tố…
Hơn 1.000 học sinh thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics Giáo dục

Hơn 1.000 học sinh thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics

TTTĐ - Sau gần hai tháng triển khai vòng loại trên toàn quốc, ngày 21/12, vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR) diễn ra tại Hà Nội. Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương tham dự và động viên các thí sinh tham dự cuộc thi.
Trường học xanh - bước đột phá trong giáo dục bền vững Giáo dục

Trường học xanh - bước đột phá trong giáo dục bền vững

TTTĐ - Trong những năm gần đây, Hà Nội đang triển khai mô hình “trường học xanh” - một sáng kiến nhằm thúc đẩy giáo dục về bảo vệ môi trường. Những “ngôi trường xanh” không chỉ giảm bớt gánh nặng môi trường, mà còn giúp nâng cao hiệu quả học tập, giúp thế hệ trẻ nhận thức được giá trị bền vững của môi trường sống.
Gặp mặt thí sinh trước kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Giáo dục

Gặp mặt thí sinh trước kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

TTTĐ - Sáng 20/12, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển học sinh giỏi thành phố tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp thành phố ở quận Ba Đình Giáo dục

Gắn biển công trình trường học cấp thành phố ở quận Ba Đình

TTTĐ - Sáng 20/12, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức gắn biển công trình cấp thành phố - Trường THCS Nguyễn Trãi, kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hoàn thành nâng cấp Trường THCS Nguyễn Trãi Giáo dục

Hoàn thành nâng cấp Trường THCS Nguyễn Trãi

TTTĐ - Sáng 20/12/2024, UBND quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình trường THCS Nguyễn Trãi, công trình kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân theo quyết định số 6494/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 của UBND TP Hà Nội.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo Giáo dục

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030.
"Siết" chỉ tiêu, bỏ xét tuyển sớm: Giảm cơ hội hay tăng công bằng? Giáo dục

"Siết" chỉ tiêu, bỏ xét tuyển sớm: Giảm cơ hội hay tăng công bằng?

TTTĐ - Nội dung “siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20% và có thể xem xét bỏ xét tuyển sớm tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non đã nhận về nhiều quan tâm của các trường và thí sinh. Liệu những thay đổi này có làm giảm cơ hội vào đại học của thí sinh hay tạo ra một môi trường tuyển sinh công bằng hơn?
Xem thêm