Bộ GD&ĐT dự thảo sửa quy định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Hà Nội trao bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Năm 2023, Hà Nội phấn đấu có thêm 173 trường đạt chuẩn quốc gia Quận Nam Từ Liêm có 82,9% số trường đạt chuẩn quốc gia |
Ảnh minh họa |
Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục; Một số sửa đổi liên quan đến hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đưa ra nội dung sửa đổi, bổ sung về cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; Thu hồi chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục; Cấp bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Thu hồi bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia…
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT dự thảo bãi bỏ các nội dung tại điểm a khoản 5 Điều 12; Điểm a khoản 2 Điều 18; Điều 27; Điều 30 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.
Về điều khoản chuyển tiếp: Trường tiểu học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện các bước tiếp theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT.
Thời gian chuyển tiếp để thực hiện theo quy định từ khoản 11 đến khoản 18 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2 của Thông tư này không quá 3 năm (36 tháng) kể từ ngày thông tư có hiệu lực.
Trong thời gian chuyển tiếp, quy trình đánh giá, công nhận và cấp chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận và cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học tiếp tục được thực hiện theo quy định tại các điều: 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT.
Trong đó, thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài (tại khoản 2 Điều 29), cấp và thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (tại khoản 1 Điều 38 và khoản 2 Điều 39) được phân cấp từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh về giám đốc Sở GD&ĐT.