Tag
Đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới:

Bổ sung hình thức “thư khen”, đa dạng hóa phương pháp đánh giá

Giáo dục 08/09/2020 20:03
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. Trong đó, Bộ đề cập đến việc đa dạng hóa phương pháp đánh giá, bổ sung hình thức "thư khen" để cổ vũ, động viên học sinh.
Sở GD - ĐT Hà Nội khen thưởng học sinh dũng cảm cứu bạn Hà Nội: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2016 - 2017
Bổ sung hình thức “thư khen”, đa dạng hóa phương pháp đánh giá
Đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bổ sung "thư khen", đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh (Ảnh minh họa)

Thông tư được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020-2021, Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - CT GDPT 2018), bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học.

Chương trình này với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục là chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh và có thêm một số môn học, hoạt động giáo dục mới, nên tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học.

Việc ban hành Thông tư Quy định đánh giá học sinh tiểu học đáp ứng CT GDPT 2018, trên cơ sở kế thừa những ưu việt của thông tư hiện hành, do đó rất cần thiết.

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của CT GDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh. Từ đó để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông tư đánh giá học sinh đặt ra yêu cầu đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của CT GDPT cấp tiểu học. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

“Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; Đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh”, Thông tư quy định.

Đa dạng các phương pháp đánh giá học sinh

Đáp ứng yêu cầu của CT GDPT mới, học sinh sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Những phẩm chất chủ yếu như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Những năng lực cốt lõi học sinh sẽ được đánh giá, gồm năng lực chung là: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực đặc thù là: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Đánh giá học sinh theo CT GDPT mới, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như: Quan sát; Vấn đáp; Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh; Kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

Giáo viên đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh, về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.

Việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học. Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, 5 sẽ có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

“Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh”, Thông tư quy định.

Khắc phục hạn chế trong khen thưởng

Kế thừa việc khen thưởng theo các quy định hiện hành, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng. Theo đó, vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh xuất sắc hoặc Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.

Cụ thể, danh hiệu Học sinh xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành xuất sắc; Danh hiệu Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; Được tập thể lớp công nhận.

Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học theo CT GDPT mới bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng học sinh. Cụ thể, “Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt” nhằm động viên kịp thời những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Điều này giúp các em có thêm động lực cùng nhau rèn luyện tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức để không ngừng tiến bộ.

Hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho giáo viên và khắc phục một số hạn chế hiện nay.

“Các quy định trong Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, TS Thái Văn Tài nói.

TS Thái Văn Tài cũng cho biết, Bộ GD&ĐT nhận thức sâu sắc về các quy định của Thông tư này giữ vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình triển khai CT GDPT 2018 và sẽ tác động nhất định tới đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Do đó, quá trình soạn thảo Thông tư được Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, quy định, đảm bảo tính khoa học và khả thi.

Bộ GD&ĐT đã nhiều lần khảo sát tại các địa phương để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Bộ GD&ĐT trực tiếp phối hợp với các tổ chức, cá nhân các nhà quản lý giáo dục, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, tổng chủ biên, các chủ biên CT GDPT 2018, các nhóm nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan, để tổ chức nhiều hội thảo chuyên sâu, diện rộng nhằm xin ý kiến về từng nội dung liên quan đến quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Sau 2 tháng đăng mạng xin ý kiến rộng rãi tầng lớp nhân dân, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận góp ý của 35 Sở GD&ĐT, một số Phòng GD&ĐT, trường tiểu học, nhiều cá nhân là nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có uy tín. Cùng với việc tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên sâu để xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy, Bộ GD&ĐT đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để ban hành Thông tư này.

Đọc thêm

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến Giáo dục

Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

TTTĐ - Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đối soát hồ sơ khi nộp hồ sơ tuyển sinh mà không cần thủ tục rườm rà. Đó là điểm mới trong mùa tuyển sinh đầu cấp được các nhà trường áp dụng trong năm nay…
Xem thêm