Tag
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới

Tin tức 15/05/2025 09:12
aa
TTTĐ - Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp đòi hỏi nguồn lực mới cũng như đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, chuyên trách hơn để đáp ứng khối lượng công việc tăng cao, đảm bảo mục tiêu phục vụ Nhân dân tốt hơn.
Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao

Lãnh đạo tỉnh “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ xã

Quốc hội đang cho ý kiến về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đây là lần đầu tiên sau gần 80 năm kể từ ngày thành lập nước, Quốc hội xem xét và sẽ quyết định thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều với nhiều đột phá như chuyển từ tư duy quản lý hành chính sang quản trị, kiến tạo và phục vụ; từ phân công hành chính sang phân cấp, phân quyền, trao quyền rõ ràng, thực chất; từ bộ máy hành chính địa phương cồng kềnh, nhiều tầng nấc hệ thống hành chính địa phương tinh gọn với gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn

Để thay đổi nền hành chính địa phương, dự luật tập trung vào 4 yếu tố cơ bản. Đó là xác lập chỉnh thể cấu trúc pháp lý của chính quyền địa phương 2 cấp trên nền tảng tuân thủ một số điều có liên quan đến Hiến pháp đang sửa đổi và trên nền tảng thể chế hóa theo một số chủ trương của Đảng và nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về tinh gọn tổ chức bộ máy…

Đồng thời, kế thừa, bổ sung, phân định một cách rành mạch về thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền; minh định thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản trị địa phương trong tình hình mới, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Dự thảo cũng thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý để tháo gỡ tất cả những khó khăn, rào cản, vướng mắc cho việc chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp...

Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới
Các ĐBQH dự phiên thảo luận tại hội trường sáng 14/5

Với nhiều điểm nhấn như trên, Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) kỳ vọng mở ra một giai đoạn cải cách hành chính quy mô lớn. Trong đó, việc bỏ cấp huyện, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã đồng nghĩa khối lượng công việc, phạm vi quản lý và yêu cầu về hiệu quả phục vụ người dân sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt ở cấp xã, nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân.

Nhiều ĐBQH đề nghị làm rõ thêm vai trò của cấp tỉnh tại Điều 11 dự thảo Luật, quy định trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình. Một số ĐBQH cho rằng, việc quy định rất chung chung về thẩm quyền này của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành.

Thực tế, trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn được chuyển giao cho cấp xã đảm nhận; cộng với việc sắp xếp, mở rộng quy mô đơn vị hành chính cấp xã khiến khối lượng công việc của chính quyền địa phương cấp xã sẽ tăng lên rất nhiều; trong khi năng lực tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự đồng đều.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho rằng, trong khi đang kiện toàn tổ chức bộ máy, cần có cơ chế để cấp tỉnh cử cán bộ trực tiếp xuống xử lý công việc, hoặc đưa nhiệm vụ từ cấp xã lên tỉnh xử lý, để giảm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và xã hội.

Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới
ĐBQH Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội

Ở một chiều hướng khác, đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn TP Hà Nội) bày quy định cấp tỉnh có quyền thực hiện nhiệm vụ của cấp xã trong trường hợp cần thiết chỉ nên dừng ở mức nguyên tắc còn các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương nên được trao thẩm quyền để cụ thể hóa trong các quy chế làm việc.

Đại biểu cũng cho rằng, quy định về thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên cho cấp tỉnh tại điểm g, khoản 2, là quá chi tiết và không khả thi.

"Với Hà Nội, dự kiến còn 126 xã và phường, việc yêu cầu cấp tỉnh giải quyết mọi vấn đề liên quan đến từ hai đơn vị hành chính trở lên sẽ gây quá tải. Tôi đề nghị quy định theo nguyên tắc: Một đơn vị hành chính chủ trì, các đơn vị khác phối hợp, dưới sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh. Điều này vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa khả thi trong thực tiễn", đại biểu Huyền Mai đề xuất.

Tăng cường vai trò cơ quan dân cử ở cơ sở

Không chỉ ở cấp tỉnh, vấn đề nguồn lực nhân sự chuyên trách tại cấp xã được nhiều đại biểu đồng loạt nhấn mạnh là chìa khóa để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của mô hình chính quyền hai cấp.

Chính quyền cấp xã trong mô hình mới không còn là "cánh tay nối dài", mà là trung tâm triển khai các chính sách công và giải quyết trực tiếp các vấn đề dân sinh. Do đó, việc tăng số lượng Phó Chủ tịch, tăng đại biểu chuyên trách và củng cố vai trò của các ban trong HĐND cấp xã là yêu cầu bắt buộc.

Điều 29 của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có quy định là Ủy viên của các Ban HĐND cấp tỉnh có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới
ĐBQH Nguyễn Tuấn Thịnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

ĐBQH Nguyễn Tuấn Thịnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, việc nhân rộng và mở rộng mô hình đại biểu HĐND chuyên trách ở các ban của HĐND là phù hợp nhưng cần bổ sung chế độ, chính sách với đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách ở các ban của HĐND.

Với đại biểu HĐND cấp xã, điều 29 dự thảo luật quy định HĐND cấp xã có 3 đại biểu hoạt động chuyên trách. ĐBQH đoàn TP Hà Nội cho rằng, với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, chức năng, nhiệm vụ, quyết định, giám sát của HĐND là rất lớn, nếu quy định chỉ có tối đa 3 đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ không đảm bảo thực hiện tốt chức năng của HĐND.

Do đó, ông Thịnh đề nghị sửa quy định này theo hướng trưởng ban của HĐND cấp xã có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách và các ban của HĐND có thể có ủy viên là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Một số ĐBQH cũng đồng tình cho rằng, nếu Trưởng ban HĐND cấp xã vẫn là người không chuyên trách thì việc giám sát, thẩm tra, xây dựng các đề án, nghị quyết sẽ khó đảm bảo chất lượng.

Từ đó, các đại biểu thống nhất đề nghị sửa luật theo hướng bắt buộc một số vị trí, như Trưởng ban HĐND, Phó Chủ tịch UBND xã... phải là cán bộ chuyên trách. Các ý kiến cũng đề nghị mở rộng vai trò của đại biểu HĐND, trao thêm tính năng phản biện, kiến nghị chính sách và cả quyền đề xuất miễn nhiệm những chức danh không hoàn thành nhiệm vụ. Đây được xem là công cụ kiểm soát quyền lực hữu hiệu, đảm bảo bộ máy không chỉ gọn mà còn sạch và hoạt động hiệu quả.

Bổ sung nguồn nhân lực cho xã, phường đảm đương nhiệm vụ mới
ĐBQH Trương Xuân Cừ (Đoàn TP Hà Nội) `

Cũng quan tâm đến nguồn nhân lực cho cấp xã, ĐBHQ Trương Xuân Cừ (Đoàn TP Hà Nội) bày tỏ, tới đây, khi không còn chức danh Chủ tịch Hội người cao tuổi, "ai sẽ tham mưu cho UBND cấp xã về các hoạt động của người cao tuổi, ai sẽ chỉ đạo các hoạt động Hội người cao tuổi ở các tổ dân phố, thôn bản".

Ông đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội người cao tuổi để tham mưu cho cấp ủy tập hợp người cao tuổi tham gia các hoạt động, có thể là chức danh kiêm nhiệm.

Theo các đại biểu, một mô hình chính quyền tinh gọn chỉ phát huy hiệu quả khi đi kèm đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, chuyên trách và đủ năng lực phục vụ Nhân dân. Trong bối cảnh thách thức ngày càng lớn, sự phục vụ không còn là khẩu hiệu mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, từ việc ban hành luật đến quá trình sắp xếp, tổ chức cán bộ cho bộ máy mới.

Đọc thêm

Quốc hội điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9, dự kiến kết thúc sớm hơn Tin tức

Quốc hội điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9, dự kiến kết thúc sớm hơn

TTTĐ - Theo dự kiến, Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 9 vào chiều 27/6/2025, dự phòng ngày 28 và ngày 30/6/2025.
Đánh giá cán bộ theo “KPI”, tránh “sáng cắp ô đi, tối cắp về” Tin tức

Đánh giá cán bộ theo “KPI”, tránh “sáng cắp ô đi, tối cắp về”

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho biết, sắp tới khi tuyển công chức thì phải theo hợp đồng, đánh giá hiệu quả công việc theo KPI để hạn chế việc không đạt chất lượng nhưng vẫn được làm việc mãi, được nâng lương...
Công chức đáp ứng vị trí việc làm, hết thời giữ ghế nhờ ngạch Tin tức

Công chức đáp ứng vị trí việc làm, hết thời giữ ghế nhờ ngạch

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo quy định mới cán bộ, công chức phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm; xóa bỏ tình trạng giữ ghế nhờ ngạch nhằm tạo động lực cho họ phấn đấu, thực thi công vụ trên cơ sở vị trí việc làm.
Trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường chuyển đổi số Thời sự

Trong thiết kế các chính sách, quy định cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và tăng cường chuyển đổi số

TTTĐ - Chiều 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và một số dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Tri ân những đóng góp to lớn của đảng viên lão thành Thủ đô Tin tức

Tri ân những đóng góp to lớn của đảng viên lão thành Thủ đô

TTTĐ - Chiều 14/5, Quận ủy Cầu Giấy tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 80, 75, 70, 55 năm tuổi Đảng, đợt 19/5.
476 đảng viên quận Ba Đình nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5 Tin tức

476 đảng viên quận Ba Đình nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

TTTĐ - Chiều 14/5, Quận ủy Ba Đình tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng các đảng viên trên địa bàn. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong quy hoạch, quản lý đất đai Tin tức

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong quy hoạch, quản lý đất đai

TTTĐ - Chiều 14/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường về tình hình thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 và Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Trưởng đoàn công tác chủ trì hội nghị.
Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội Tin tức

Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 14/5, Đảng bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội thông qua Tờ trình và Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam cấp thành phố và cấp xã.
Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện Tin tức

Cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc thay đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp là một cuộc cải cách thể chế và hành chính toàn diện mang tính kiến tạo sâu sắc, tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của Tổng Bí thư, của Quốc hội, của Chính phủ để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới...
Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND Tin tức

Không hợp lý khi bỏ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.
Xem thêm