Tag

Bộ trưởng Bộ Y tế: Xây dựng Luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh

Sức khỏe 25/05/2022 19:15
aa
TTTĐ - So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 hiện hành, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”, thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả, kỷ cương của công tác quản lý nhà nước về hoạt động này.
Bộ Y tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và Bảo hiểm y tế Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ ba, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh

Trình bày Tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, quan điểm xây dựng dự án Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, đồng thời lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp thông lệ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, ngày 23/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Cùng với đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám, chữa bệnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết, thí dụ như quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn tài chính…, hay quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, thủ tục cấp phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo... đã không còn phù hợp thực tiễn.

Ngoài ra, thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua cho thấy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập liên quan vấn đề điều động nhân lực, cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh, vấn đề khám bệnh, chữa bệnh từ xa hay kê đơn, cấp phát thuốc cho người bệnh.

Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là rất cần thiết.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu, trên cơ sở các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Bộ đã xây dựng nội dung dự án Luật theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”, thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao kỹ năng hành nghề; Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh; Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; Phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; Đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện.

Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh
Lấy người dân làm trung tâm trong khám, chữa bệnh (Ảnh minh hoạ)

Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh

Nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc Hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội thấy rằng, dự án Luật đã thể chế hóa được quan điểm, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm chính sách dân tộc và đã được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

Để dự án Luật có tính khả thi, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, bổ sung đánh giá tác động đối với các nội dung sửa đổi, bãi bỏ so với Luật hiện hành; Rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính đối với từng đối tượng chịu sự tác động; Đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt là các nội dung về giá dịch vụ y tế, về xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, về đào tạo và đãi ngộ cán bộ y tế.

Đề cập các vấn đề còn ý kiến khác nhau theo Tờ trình của Chính phủ liên quan thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu rõ, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề cùng với các ưu, nhược điểm.

Ủy ban Xã hội thấy rằng, theo phương án 1, Hội đồng Y khoa quốc gia cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề như quy định tại khoản 1 Điều 26, tức là thực hiện chức năng như các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hành nghề khám, chữa bệnh trong khi chưa rõ địa vị pháp lý của tổ chức này cũng như chưa quy định rõ cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh là chưa phù hợp.

Ủy ban Xã hội tán thành với phương án 2, theo đó, Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh của người đề nghị cấp Giấy phép hành nghề và các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở Y tế) căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá cũng như các điều kiện khác để cấp phép hành nghề. Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu rõ, quy định như vậy là phù hợp, bảo đảm tính khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá về một số vấn đề khác trong dự án Luật, Ủy ban Xã hội cho rằng, việc tổ chức lại hệ thống khám, chữa bệnh thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật: cấp khám, chữa bệnh ban đầu, cơ bản và chuyên sâu là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của mỗi cấp, cách thức kết nối của các cấp và mối quan hệ giữa hạng cơ sở khám, chữa bệnh với các cấp cơ sở khám, chữa bệnh trong chuỗi cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng như lộ trình, việc chuẩn bị cho việc tổ chức lại hệ thống.

Ngoài ra, Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung quy định về các hình thức khám, chữa bệnh lưu động, khám, chữa bệnh tại nhà, khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, cơ chế điều trị ngoại viện, quy định kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh bẳng y học cổ truyền để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể hơn về tài chính y tế, đặc biệt là về cơ chế xã hội hóa nhằm khắc phục những bất cập hiện nay trong quản lý bệnh viện và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Đọc thêm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Xem thêm