Tag

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiến nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non

Giáo dục 27/10/2022 19:00
aa
TTTĐ - Trao đổi làm rõ các ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề thiếu giáo viên và giáo viên bỏ việc, tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Hai vấn đề này khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Áp lực công việc, thu nhập khiến giáo viên ồ ạt nghỉ việc? Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đến năm 2026, cả nước cần bổ sung 107.000 giáo viên

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ ghi nhận ý kiến trao đổi của đại biểu, nhiều ý kiến đề cập tới vấn đề thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc. Trong ngày vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng nhận được trên 200 ý kiến của cử tri gửi tới cho Bộ bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước việc thiếu giáo viên và giáo viên bỏ việc, chuyển việc.

Có 2 vấn đề, thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Hai vấn đề này khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình tại Quốc hội - chiều 27/10.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình tại Quốc hội chiều 27/10

Về việc thiếu giáo viên, hiện ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung, con số này lên đến 107.000. Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Con số này cần tính toán để đảm bảo vừa duy trì hoạt động dạy và học bình thường và hơn thế, con số này tính toán để thực hiện các mục tiêu đổi mới, ,mục tiêu nâng cao chất lượng.

Một trong 3 yếu tố nâng cao chất lượng là giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình, phương pháp.

Về nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Thiếu giáo viên vốn do từ nhiều năm về trước đã thiếu, do số lượng bỏ việc, giảm biên, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết.

"Nếu lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, khi bắt đầu năm học 2015-2016 thì tổng số học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 thì số học sinh là trên 23 triệu. Trong khi đó, số giáo viên tại tháng 9/2015 là 1.156.000 giáo viên bậc mầm non đến phổ thông, đến thời điểm tháng 9/2022, cả nước có 1.227.000 giáo viên. Số giáo viên như vậy chỉ nhích thêm khoảng 71.000 người, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu", lãnh đạo ngành Giáo dục phân tích.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thiếu giáo viên còn do biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục thì số lượng đóng cửa rất lớn. Thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi. Thiếu do việc tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày. Thiếu do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học. Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm 2019, trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học đã nhắc lại.

Có thể nói, muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu số lượng học sinh/lớp mà 60 - 65 thậm chí hơn thế thì rất khó để nâng cao chất lượng dạy và học.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn còn chỉ ra thêm nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như: Một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển giáo viên. Mặt khác còn vấn đề thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khác.

Trong đó, không thể không nói đến thiếu giáo viên do những năm học gần đây ngành giáo dục phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học. Chẳng hạn như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo con số thống kê thì chỉ số giáo viên dành cho các môn học mới đến năm 2025, 2026 thiếu 26.228 giáo viên để đảm bảo cho môn học.

Không để phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên

Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

Cũng lưu ý, ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng. Đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này. Trong số 65.000 chỉ tiêu, tuy là rải rác đến năm 2026 nhưng cũng mong ngành Nội vụ phối hợp với ngành Giáo dục để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và năm 2024. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2-3 năm mới tuyển.

Một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác.

“Đặc biệt chúng ta thấy, giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, số nghỉ việc ở bậc mầm non chiếm trên 40%. Đề nghị, Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang tính 35%, nếu tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, nếu không thì cũng tối thiểu tăng 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở. Về phía ngành Giáo dục chúng tôi kiến nghị và rất mong muốn tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Lãnh đạo ngành giáo dục cũng đề nghị giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực. Nếu phát sinh vấn đế tiêu cực trong tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển. Đây là điều hết sức lưu ý, đề phòng.

Trước Quốc hội, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này. Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các Bộ, ngành để có cơ chế cho các địa phương thực hiện nội dung này.

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự Lễ phát động Ngày Pháp luật Việt Nam

TTTĐ - Chương trình diễn ra tại trường THCS Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp, lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội; đại biểu đại diện lãnh đạo phòng GD&ĐT của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL Nhịp sống phương Nam

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL

TTTĐ - Ngày 28/10, tại TP Phú Quốc (Kiên Giang), Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức Lễ khai giảng khóa học Quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.
Hà Nội tăng cường quản lý các trường tư thục và có yếu tố nước ngoài Giáo dục

Hà Nội tăng cường quản lý các trường tư thục và có yếu tố nước ngoài

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài trực thuộc sở.
Trang bị kiến thức cho học sinh nhận diện và phòng chống ma túy thế hệ mới Giáo dục

Trang bị kiến thức cho học sinh nhận diện và phòng chống ma túy thế hệ mới

TTTĐ - Công tác phòng chống ma túy trong học đường giúp học sinh nhận diện được những nguy cơ, tác hại của tệ nạn này để chủ động tránh xa và bảo vệ mình.
Học sinh hào hứng với Hội thi “Ly Thai To in my heart” Giáo dục

Học sinh hào hứng với Hội thi “Ly Thai To in my heart”

TTTĐ - Những màn kịch tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, các tiết mục nhảy hiện đại, học sinh hát xẩm truyền thống… tất cả đã tạo nên một Hội thi tài năng “Ly Thai To in my heart” náo nhiệt, ấn tượng, để lại trong lòng thầy trò hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ những ấn tượng khó quên.
Viện FOJO hỗ trợ đào tạo gần 1 vạn nhà báo của Việt Nam Giáo dục

Viện FOJO hỗ trợ đào tạo gần 1 vạn nhà báo của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 27/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Liên lạc cựu học viên Việt Nam của Viện FOJO tổ chức buổi gặp mặt, tri ân, trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các nhà báo Thụy Điển.
Đến trường bằng nụ cười, về nhà bằng niềm vui Giáo dục

Đến trường bằng nụ cười, về nhà bằng niềm vui

TTTĐ - Sáng 26/10, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gia Lâm tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc.
Tập huấn kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình mới Giáo dục

Tập huấn kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình mới

TTTĐ - Trường THCS Giảng Võ 2 vừa tổ chức thành công chuyên đề: “Dạy học đọc hiểu Ngữ văn 9 theo định hướng ôn thi vào lớp 10 (rèn kỹ năng đọc hiểu và tư duy phản biện)”.
Học sinh khối chuyên trường Ams toả sáng trong “Ngày hội anh tài” Giáo dục

Học sinh khối chuyên trường Ams toả sáng trong “Ngày hội anh tài”

TTTĐ - Tối 25/10, đêm chung kết Ngày hội anh tài 2024 của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chính thức khép lại với loạt tiết mục mãn nhãn, mang đậm dấu ấn của từng khối chuyên và được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng.
Trường Đại học Đông Phương: Ba thập kỷ xây dựng hành trình tự hào Giáo dục

Trường Đại học Đông Phương: Ba thập kỷ xây dựng hành trình tự hào

TTTĐ - Trải qua ba thập kỷ, trường Đại học Phương Đông đã tạo nhiều giá trị cho nền giáo dục quốc gia, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Xem thêm