Tag
Nghị quyết 68

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp 07/05/2025 15:38
aa
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân
Nghị quyết 68 là một văn bản chính sách đồng thời là thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi tư duy và cam kết của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. (Ảnh: Vietnam+)
Nghị quyết 68 là một văn bản chính sách đồng thời là thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi tư duy và cam kết của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Để hiểu rõ hơn về những điểm đột phá và kỳ vọng mà Nghị quyết mang lại, đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) đã có cuộc trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Ba tư tưởng lớn nổi bật

- PV: Thưa ông, Nghị quyết 68 được đánh giá là một bước ngoặt trong phát triển kinh tế tư nhân. Vậy, theo ông, đâu là những điểm đột phá quan trọng nhất của Nghị quyết này so với các chủ trương, chính sách trước đây?

- Đại biểu Phan Đức Hiếu: Nghị quyết 68 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển kinh tế tư nhân, tương tự như những dấu mốc quan trọng trước đây. Thời điểm năm 1986-1990, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận và năm 1999-2000 là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp. Với những lần trước đây, dấu mốc quan trọng là tạo ra sự bùng nổ về số lượng. Tuy nhiên, Nghị quyết 68 được kỳ vọng tạo ra sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế tư nhân, để thực sự trở thành động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Điểm nổi bật của Nghị quyết nằm ở ba tư tưởng lớn, đó là giảm sự phiền hà, tập trung vào việc cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập và hoạt động trên thị trường; Tăng cường mức độ bảo vệ với sự đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tạo sự an tâm cho nhà đầu tư và doanh nhân; Khơi thông mọi nguồn lực thông qua việc tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, công nghệvà các nguồn lực khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh Nghị quyết tập trung vào những giải pháp cụ thể là hoàn thiện hệ thống pháp luật với việc xóa bỏ các rào cản về thể chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh.
Đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh Nghị quyết tập trung vào những giải pháp cụ thể là hoàn thiện hệ thống pháp luật với việc xóa bỏ các rào cản về thể chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh.

- Nghị quyết 68 đặt ra mục tiêu "khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế. Xin ông chia sẻ Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cụ thể nào để hiện thực hóa mục tiêu này?

- Nghị quyết 68 là một văn bản chính sách thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi tư duy và cam kết của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Cụ thể, Nghị quyết khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế-xã hội đồng thời yêu cầu xóa bỏ mọi định kiến, rào cản đối với khu vực này. Tư duy về xây dựng, thực thi chính sách và thể chế đối với khu vực kinh tế tư nhân được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 68.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Nghị quyết tập trung vào những giải pháp cụ thể là hoàn thiện hệ thống pháp luật với việc xóa bỏ các rào cản về thể chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và cạnh tranh. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm và khả năng hội nhập quốc tế. Giải pháp quan trọng nữa là tăng cường liên kết với việc tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân liên kết với các thành phần kinh tế khác, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phải thực thi quyết liệt

- Theo ông, cần những giải pháp gì để đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ trong quá trình triển khai Nghị quyết?

- Yếu tố then chốt để Nghị quyết 68 đạt được hiệu quả là tính quyết liệt và mạnh mẽ trong thực thi.

Cụ thể, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc cắt bỏ tất cả những sự phiền hà, thay đổi tư duy quản lý Nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm đồng thời tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước. Song, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết là rất cần thiết, để đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ.

Do vậy, tôi cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa các quy định của Nghị quyết đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các cấp, các ngành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Nghị quyết 68 đặt ra yêu cầu sửa đổi Bộ luật Hình sự để tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Theo ông, việc này có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư tại Việt Nam?

-Trên thực tế, việc gia nhập thị trường dễ dàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu những rủi ro về thể chế và kinh doanh, thì điều đó sẽ tác động đến tâm lý đồng thời làm giảm sự sáng tạo (không dám đổi mới). Kinh doanh không tránh được những sai lầm và cần phải cho họ có cơ hội để sửa sai và làm lại, đây là tạo dựng môi trường kinh doanh. Do đó, tôi cho rằng một số điểm rất mới của Nghị quyết lần này là hướng đến việc tăng sự bảo vệ cho doanh nghiệp.

Việc sửa đổi Bộ luật Hình sự để tách bạch giữa các vi phạm hành chính, dân sự, kinh tế và hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp. Điều này giúp tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch và ổn định, khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, đổi mới sáng tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc tách bạch rõ ràng các loại vi phạm cũng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tránh tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư.

- Xin cảm ơn ông.

Đọc thêm

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại Nhịp sống phương Nam

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

TTTĐ - Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược trong hành trình hơn 30 năm phát triển.
Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024 Doanh nghiệp

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

TTTĐ - Ngày 6/5, theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tỉnh Long An xếp thứ 3 toàn quốc với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Đáng chú ý, trong suốt 20 năm triển khai PCI tại Việt Nam, Long An được xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các địa phương cải cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất cả nước.
Hanoisme được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất Doanh nghiệp

Hanoisme được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Chiều 6/5, tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí TP tháng 5/2025 do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh đã thông tin về Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (1995 - 2025).
Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay Doanh nghiệp

Chọn gói MobiFone - Đăng ký dễ dàng, trúng quà liền tay

TTTĐ - Từ nay đến 30/6/2025, MobiFone triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng đăng ký gói cước, kết hợp quay số trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng gần 4 tỷ đồng. Đăng ký càng nhiều, cơ hội trúng thưởng càng cao!
Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Quyết sách mở đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Một nghị quyết làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành. Đó là Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025, từ đây, khối tư nhân sẽ không phải tự ti, lép vế trước doanh nghiệp công nữa mà sẽ được đánh giá đúng vai trò và là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Gói vay chỉ từ 3,99%/năm, PVcomBank hỗ trợ tiểu thương bứt tốc Doanh nghiệp

Gói vay chỉ từ 3,99%/năm, PVcomBank hỗ trợ tiểu thương bứt tốc

TTTĐ - PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn linh hoạt với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân - một tuyên ngôn chính trị cấp cao nhất khẳng định rõ vị thế, vai trò và sứ mệnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là lựa chọn chiến lược nhằm kiến tạo một Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường và thịnh vượng.
Xem thêm