Cả nước chỉ còn 5 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị
Theo thông tin của Bộ Y tế cho biết, ngày 23/1 của Bộ Y tế, tức mùng 2 Tết Quý Mão cho biết chỉ có 3 ca mắc COVID-19. Đây cũng là ngày có số mắc COVID-19 thấp nhất trong 2 năm qua.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.329 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.482 ca nhiễm).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua |
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 10.612.409 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 3 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 0 ca; ECMO: 0 ca.
Ngày 21/1 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Trong ngày 21/01 có 1.778 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.051.692 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.690.462 liều: Mũi 1 là 71.082.112 liều; Mũi 2 là 68.700.433 liều; Mũi bổ sung là 14.534.326 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.881.016 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.492.575 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.892.893 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.064 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.808.005 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.468.337 liều: Mũi 1 là 10.245.228 liều; Mũi 2 là 8.223.109 liều.
Theo đánh giá mới nhất của Bộ Y tế, dự báo tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.
Dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số nhiễm, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền.
Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án, điều kiện bảo đảm phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng chống dịch.